Căn hộ phong cách Nhật Bản với tinh thần thiết kế tối giản, tinh tế, tối ưu hóa không gian sử dụng.
Không khó để nhận thấy phong cách Nhật Bản luôn nằm trong top dẫn đầu các xu hướng thiết kế căn hộ chung cư hay nhà phố hiện đại. Lối sống cùng phong cách tối giản mà tinh tế, trang nhã mà tiện nghi sẽ giúp cho mỗi thành viên của gia đình bạn luôn trong tâm thái lạc quan, hướng đến những giá trị tốt đẹp nhất của cuộc sống.
Dù là thiết kế theo phong cách tối giản, dghome cũng luôn chăm chút cho căn hộ dựa trên 3 giá trị cốt lõi:
Thiết kế căn hộ 1 phòng ngủ theo phong cách Nhật Bản tại Vinhomes Grand Park được dghome thiết kế như sau:
Từ căn hộ 1 phòng ngủ + 1, dghome thay thế khu “+1” thành khu vực làm việc, chung một không gian với phòng ngủ. Với bố trí căn hộ 1 phòng ngủ này, dghome mong muốn đem lại sự tiện lợi, không gò bó cho gia chủ trong sinh hoạt và làm việc, đặc biệt trong xu thế văn phòng làm việc tại nhà (home office) đang rất phổ biến như hiện nay.
Màu trắng, màu be, màu nâu gỗ sáng là các sắc ánh sáng chủ đạo trong căn hộ này. Theo đó, các đồ dùng và tường sơn hoà quyện vào nhau sẽ mang lại không khí êm đềm, nhẹ nhàng, đảm bảo tiêu chí tối giản của thiết kế phong cách Nhật Bản.
Phong cách tối giản đồng nghĩa với lựa chọn vật liệu tự nhiên, gần gũi với người sử dụng, một phần giúp bảo vệ môi trường. Vì vậy, dghome sử dụng gỗ là chất liệu xuyên suốt không gian, mang lại sự sang trọng với tính chất bền bỉ và dễ dàng lau dọn.
Nội thất trong phòng khách được áp dụng theo phong cách tối giản. Việc sử dụng bàn ghế dựa đơn thuận tiện cho gia chủ di chuyển dễ dàng, bố trí căn hộ khi cần theo ý của mình.
Hệ tủ bếp mở cho không gian bếp thông thoáng, dễ quản lý đồ dùng và dễ vệ sinh. Màu nội thất gỗ sáng góp phần kích thích sự ngon miệng, tạo cảm hứng cho các “nữ công gia chánh” thực hiện những món ăn thân thuộc mà ấn tượng cho gia đình.
Với thiết kế đập thông phòng ngủ, cùng áp dụng cửa kính trượt ngang giữa hai không gian phòng khách và phòng ngủ, cho phép gia chủ tận dụng tối đa sự thoải mái trong một căn hộ rộng rãi, thoáng khí. Việc giảm thiểu đồ dùng phức tạp, chỉ bố trí nội thất cơ bản như giường, tủ quần áo cánh trượt tối giản khiến cho căn phòng sạch sẽ, ngăn nắp, tiết kiệm được thời gian lau chùi dọn dẹp.
Còn đối với khu vực làm việc, thiết kế phong cách tối giản có ứng dụng kệ sách treo tường và vách lưng kệ thép nhiều tầng là một thiết kế thông minh và hiện đại. Các đồ đạc cá nhân có thể được sắp xếp nhanh gọn, dễ tìm. Mẫu kệ bàn làm việc dùng chất liệu gỗ đồng màu với các nội thất khác trong căn phòng, tạo nên một tổng thể hài hòa đa chức năng. Một không gian làm việc cởi mở, tận dụng được tối đa ánh sáng trong căn hộ như vậy chắc chắn sẽ nâng cao hiệu suất làm việc cho gia chủ.
Nguồn sáng tự nhiên và ánh sáng vàng được sử dụng nhiều trong mẫu thiết kế căn hộ, mang lại cảm giác ấm áp, tự nhiên của phong cách Nhật Bản trong toàn bộ không gian.
Từ vị trí cửa ra vào, mẫu thiết kế căn hộ phong cách tối giản của dghome thu hút hơi thở của khí trời, giúp không gian sống có cảm giác trong lành khoẻ mạnh hơn.
Tường ở khu vực phòng khách được treo một bức tranh hoa anh đào - biểu tượng Nhật Bản cách điệu đơn giản. Những yếu tố nội thất còn lại đều cực kỳ tối giản với các đường nét vuông vắn, không cầu kỳ, đậm chất phong cách Nhật Bản.
Hệ thống cửa trượt bằng gỗ truyền thống của phong cách Nhật Bản được dghome bằng hệ thống cửa kính trượt. Điều này vừa thể hiện sự phá cách, tạo cảm giác rộng rãi, vừa tận dụng được nhiều nguồn sáng hơn.
Tôn chỉ ưu tiên của phong cách Nhật Bản là ít đồ đạc mà vẫn không thiếu vắng sự tiện nghi trong sinh hoạt. Xu hướng của xã hội hiện đại gắn liền với nguyên tắc: Thiết kế nội thất tối giản, nội thất thông minh.
Với thiết kế phòng khách, dghome không đặt sofa mà sử dụng 2 chiếc ghế và một bàn tròn nhỏ. Điều này giúp làm thoáng không gian phòng khách và tiện lợi trong việc dịch chuyển đồ đạc khi cần thiết.
Với thiết kế phòng ngủ, các nội thất như kệ, giường, tủ đến từ thương hiệu MUJI đã đem đến màu sắc tối giản của phong cách Nhật Bản và giữ được sự đồng nhất trong bố trí căn hộ.
Áp dụng phong cách Nhật Bản trong bố trí căn hộ sẽ mang những ưu điểm sau đây:
Vì vậy mà sự thịnh hành của nội thất Nhật Bản đã trở thành xu hướng tất yếu trong cuộc sống hiện đại ngày nay của các gia đình trên thế giới.
Các phong cách tương tự có thể tham khảo: Thiết kế căn hộ phong cách Bắc Âu, phong cách Scandinavian Copenhagen, thiết kế căn hộ phong cách hiện đại, phong cách modern Singapore,...
Nhật Bản nổi tiếng là một đất nước văn minh, thân thiện, hoà nhã và đầy ắp sáng tạo. Bên cạnh những giá trị đậm sắc màu truyền thống, sự hiện đại của Nhật Bản ngày nay vẫn gắn liền với phong thái yên bình, phong cách tối giản nhưng vô cùng tinh tế. Không chỉ lối sống mà ngay cả trong kiến trúc Nhật cũng vậy, không đề cao tính phức tạp để con người có thể tiếp cận mọi thứ một cách thân thiện nhất.
Dựa trên bảng hướng dẫn lựa chọn phong cách (“Concept guideline”) của dghome, phong cách Nhật Bản là phong cách có độ thiết kế tối giản nhất, với độ tươi sáng khá cao (chỉ sau phong cách Scandinavian – Copenhagen).
Phong cách thiết kế Nhật Bản có xuất phát điểm từ những ngôi nhà được làm bằng gỗ với sàn đất từ đầu năm 7 trước Công nguyên. Đến khoảng 600 năm sau, kiến trúc Hàn Quốc đã thổi vào kiến trúc Nhật Bản một làn gió mới với sự xuất hiện của các ngôi nhà bằng gỗ và đá. Tuy nhiên, cách thiết kế này không tồn tại được lâu và ngày nay đã biến mất hoàn toàn.
Cũng trong giai đoạn đó, công trình nổi bật nhất tại Nhật lúc bấy giờ là các ngôi đền thờ với vật liệu chính làm từ gỗ, được bao quanh bởi những khu vườn nhỏ xinh.
Thời kỳ đầu thế kỷ thứ 7 là khoảng thời gian giới quý tộc Nhật Bản bắt đầu cho xây dựng các ngôi đền với gỗ làm vật liệu chủ đạo. Những công trình này xuất hiện với số lượng ngày càng nhiều và phổ biến trong suốt 200 năm sau đó. Bấy giờ đã đến thời đại Heian, khi các kiến trúc sư đã có thể sáng tạo thêm nhiều cách thiết kế phong phú và hấp dẫn hơn rất nhiều.
Thời Kamakura và Muromachi, phong cách Nhật Bản với lối thiết kế nội thất đơn giản hoá lại trở nên được ưa chuộng. Đến năm 1603, người ta sử dụng gỗ để làm cột trụ, xà dầm và sàn chống đỡ cho các ngôi nhà cổ nhằm giúp điều hòa không khí trong điều kiện thời tiết khắc nghiệt. Kiểu thi công này đã trở thành nét đặc trưng của phong cách Nhật Bản tới ngày nay, khi các kiến trúc sư vẫn giữ nét truyền thống lâu đời là sử dụng sàn gỗ để ốp lát.
Thế chiến thứ hai kết thúc đã mở đầu cho lối kiến trúc phương Tây du nhập vào Nhật Bản, với các phong cách thiết kế nội thất kết hợp giữa bê tông và kim loại. Toà thị chính ở Thành phố Tokyo là một trong số những công trình tiêu biểu đã nổi tiếng trên thế giới cho đến ngày nay.