Các gợi ý kết hợp phong cách thiết kế nội thất
Xu hướng thiết kế

Các gợi ý kết hợp phong cách thiết kế nội thất

  • 1. Vibe hiện đại
  • a. Scandinavian x phong cách hiện đại
  • b. Scandinavian x Neoclassical (Tân cổ điển)
  • 2. Vibe cá tính
  • a. Loft x retro
  • b. Industrial x Rustic
  • 3. Vibe đơn giản
  • a. Nhật Bản x Tối giản
  • b. Japanese x Scandinavian
  • 4. Các lưu ý quan trọng khi kết hợp phong cách

Các gợi ý kết hợp phong cách thiết kế nội thất

Thiết kế nội thất cho căn hộ luôn là một nhiệm vụ hết sức thú vị, quan trọng, nhưng không kém phần khó khăn của bất cứ gia đình nào. Việc hòa hợp ý kiến của các thành viên cũng là một sự đau đầu.

Hãy cùng chúng tôi tìm hiểu các phong cách thiết kế nội thất nào có thể kết hợp được một cách “hài hòa trong sự cho phép” nhé!

Ghế mây vintage kết hợp mái vòm cổ điển. Nguồn: baoxaydung Ghế mây vintage kết hợp mái vòm cổ điển. Nguồn: baoxaydung

1. Vibe hiện đại

Nếu bạn là một người theo chủ nghĩa hiện đại, việc kết hợp phong cách nội thất khác với phong cách Scandinavian hẳn sẽ là một sự lựa chọn đáng để cân nhắc nhằm toát lên sự nổi bật. Lý do là vì phong cách Scandinavian thường sử dụng những màu trung tính, không mang lại cảm giác “lạc quẻ” khi kết hợp với các phong cách khác.

a. Scandinavian x phong cách hiện đại

Phong cách Bắc Âu (Scandinavian) là phong cách thiết kế “hot hit” những năm gần đây. Việc kết hợp Scandinavian với phong cách hiện đại giúp tăng nét trẻ trung, thời thượng cho căn hộ, ngoài ra nó còn giúp căn hộ trở nên hợp mốt, tạo điểm nhấn.

Vật liệu bóng hiện đại và thảm họa tiết Scandinavian. Nguồn: baoxaydung Vật liệu bóng hiện đại và thảm họa tiết Scandinavian. Nguồn: baoxaydung

b. Scandinavian x Neoclassical (Tân cổ điển)

Bạn thích phong cách Bắc Âu nhưng vợ bạn lại đam mê phong cách Tân cổ điển Neoclassic? Hai phong cách tưởng chừng không liên quan này vẫn có thể có điểm chung nếu kết hợp khéo léo bằng các đồ nội thất.

Thảm họa tiết Bắc Âu kết hợp len tường tân cổ điển. Nguồn: baoxaydung Thảm họa tiết Bắc Âu kết hợp len tường tân cổ điển. Nguồn: baoxaydung

2. Vibe cá tính

Nếu bạn là một chủ nhà cá tính, luôn muốn được sống trong một không gian nghệ sĩ, đương đại và đầy tính ngẫu hứng, một bảng màu tối và thiết kế hơi “trần trụi”, không màu mè sặc sỡ hẳn sẽ rất phù hợp. Bạn có thể lựa chọn việc pha trộn các phong cách bụi bặm và hoài cổ như Loft, Retro, Công nghiệp (industrial)...

a. Loft x retro

Đây là một thiết kế khá táo bạo tại Vinhomes Grand Park. Cách kết hợp phong cách nội thất được thể hiện ở lớp vật liệu có phần khá nặng nề nhưng vẫn giữ được vẻ mềm mại cần có của không gian sống với tường và trần bo cong.

Căn hộ với bảng màu trầm cá tính. Nguồn: Kenh14 Căn hộ với bảng màu trầm cá tính. Nguồn: Kenh14
Hệ tủ bếp của căn hộ kết hợp phong cách Loft và Retro. Nguồn: Kenh14 Hệ tủ bếp của căn hộ kết hợp phong cách Loft và Retro. Nguồn: Kenh14

b. Industrial x Rustic

Thiết kế nội thất kiểu công nghiệp (Industrial) đặc trưng bởi nét đẹp tinh tế và thô sơ của các chất liệu dễ tìm thấy trong một xưởng công nghiệp cũ. Việc kết hợp phong cách nội thất Rustic sẽ làm giảm độ “hoang sơ”, giảm sự trầm tối, thay vào đó là những màu sắc tự nhiên mộc mạc, phù hợp với tâm hồn cá tính nhưng hoài cổ.

Phòng làm việc kết hợp phong cách Industrial và Rustic. Nguồn: decorilla Phòng làm việc kết hợp phong cách Industrial và Rustic. Nguồn: decorilla

3. Vibe đơn giản

Người Nhật vốn nổi tiếng với lối sống tối giản của mình. Một trong những cuốn sách nổi tiếng về cuộc sống tối giản là cuốn “Lối sống tối giản của người Nhật”. Tác giả Sasaki Fumio có nhắn nhủ thông điệp lối sống tối giản không chỉ biến đổi không gian sống mà còn thực sự làm phong phú thêm cuộc sống của bạn.

Nếu bạn là một người theo chủ nghĩa tối giản, khi làm thiết kế nội thất bạn có thể tham khảo cách kết hợp phong cách nội thất tối giản, phong cách Nhật Bản, hay phong cách Scandinavian.

“Lối sống tối giản của người Nhật”. Nguồn: revisach “Lối sống tối giản của người Nhật”. Nguồn: revisach

a. Nhật Bản x Tối giản

Bản thân phong cách Nhật Bản đã có bao hàm triết lý tối giản vậy nên việc kết hợp 2 phong cách này luôn đúng tông, đúng điệu, đúng tinh thần.

Khu vực phòng khách tối giản “Nhật Bản”. Nguồn: dghome Khu vực phòng khách tối giản “Nhật Bản”. Nguồn: dghome

b. Japanese x Scandinavian

Đây là cặp bài trùng nổi tiếng nhất cho sự kết hợp phong cách Nhật Bản, có hẳn 1 cái tên cho sự kết hợp này là Japandi (Japanese x Scandi). Nếu bạn là một người yêu sự tinh tế, chuẩn chỉnh, gọn gàng nhưng vẫn muốn pha một chút sự mềm mại, lịch lãm cho ngôi nhà thì phong cách Japandi là một sự pha trộn hoàn hảo.

Trong khi Scandinavian tôn vinh nội thất bằng tone màu chủ đạo sáng, thì phong cách Nhật Bản sẽ bình dị với tone màu trầm đất khơi gợi sự thanh tịnh. Khi được biến tấu và trở thành phong cách Japandi, hai mảng màu sắc này được phối hợp ăn ý, điều này đã tạo nên nét sang trọng độc đáo đầy cá tính của Japandi.

Sự đối lập sáng - tối trong căn phòng Japandi.

Nguồn: nhadepso.com Sự đối lập sáng - tối trong căn phòng Japandi. Nguồn: nhadepso.com

4. Các lưu ý quan trọng khi kết hợp phong cách

Mặc dù việc kết hợp phong cách nội thất là một công việc rất thú vị, tuy nhiên để việc kết hợp này không đem lại cảm giác rườm rà khó chịu, không ra đâu vào đâu, có các điểm sau bạn nên lưu ý:

  • Cố gắng không kết hợp trên 2 phong cách cho 1 căn hộ
  • Tối ưu nhất là nên giới hạn 1 phong cách cho 1 phòng chức năng
  • Các phòng với các phong cách khác nhau nên có sự liên quan đồng điệu về màu sắc với nhau
  • Nên chọn các bên thiết kế nội thất có tầm và có tâm để kết quả không bị ra một nồi lẩu thập cẩm

Nếu việc quyết định thiết kế căn hộ đưa lại cho bạn sự hoang mang, hãy để dghome với các thiết kế nội thất tối ưu cho bố trí căn hộ Vinhomes Grand Park giúp bạn nhé!

Trụ sở chính:
CÔNG TY TNHH PHÁT TRIỂN ĐÔ THỊ MC VIỆT NAM
Tầng 5 Saigon Centre, 65 Lê Lợi, P. Bến Nghé, Q.1, TP.HCM
Giấy chứng nhận Đăng ký kinh doanh số 0316759192
Copyright © 2024 dghome3d.com. All rights reserved.
Cửa hàng trải nghiệm:
S12 - Tầng trệt Tòa S6.03 - The Origami, Vinhomes Grand Park
Nguyễn Xiển, Long Thạnh Mỹ, TP Thủ Đức, TP.HCM
Hotline: 028 777 29 299
Tải ứng dụng trên điện thoại
qr-code-app