Đi tìm cảm hứng phong cách Đông Dương qua 4 bộ phim Việt lừng danh
Cảm hứng nội thất

Đi tìm cảm hứng phong cách Đông Dương qua 4 bộ phim Việt lừng danh

  • Đi tìm cảm hứng phong cách Đông Dương qua 4 bộ phim Việt lừng danh
  • Mùi đu đủ xanh (1993)
  • L’Amant (1992) – Người tình
  • Người bất tử (2018)
  • Mộng phù hoa (2018)

Đi tìm cảm hứng phong cách Đông Dương qua 4 bộ phim Việt lừng danh

Vẻ đẹp của phong cách nội thất Đông Dương ngoài việc được thể hiện trong mọi ngóc ngách của đời sống, thì có lẽ, còn được cảm nhận rõ rệt và đầy cảm xúc hơn cả qua những thước phim của bộ môn nghệ thuật thứ 7.

Những bộ phim tái hiện lại những câu chuyện trong bối cảnh thời Pháp thuộc đều có một chất liệu, cái nền, đó chính là cảnh sắc kiến trúc và nội thất mang đậm chất Đông Dương.

Phong cách nội thất Đông Dương (Indochine) mà chúng ta vẫn thường thấy ở Việt Nam vốn đã được thay đổi rất nhiều so với nguyên bản ban đầu, và được đưa vào khá nhiều các yếu tố thuần Việt.

Phong cách này đã gắn bó lâu dài với lịch sử lẫy lừng của người Việt, mang đậm nét đặc trưng cho giai cấp tư sản. Không dừng lại là một phong cách nội thất hay kiến trúc đơn thuần, nó còn là chứng nhân lịch sử, văn hóa, tiềm thức của người Việt Nam.

Cùng dghome sống lại, cảm nhận và tìm kiếm chất liệu cảm hứng phong cách Đông Dương của thời kỳ lịch sử huy hoàng này qua 4 bộ phim Việt lừng danh một thời qua bài viết dưới đây nha!

Nét giao thoa Đông Tây thường thấy trong điện ảnh thời kỳ Đông Dương.

Nguồn: Lynn’s Alcove Nét giao thoa Đông Tây thường thấy trong điện ảnh thời kỳ Đông Dương. Nguồn: Lynn’s Alcove

Mùi đu đủ xanh (1993)

Mùi đu đủ xanh là một trong những bộ phim Việt đầu tiên được đề cử giải Oscar ở hạng mục Phim nói tiếng nước ngoài vào năm 1993, và là một đại diện điển hình cho một nét đẹp Đông Dương được thể hiện một cách đầy nghệ thuật và tinh tế trong lĩnh vực điện ảnh.

Bộ phim được quay hoàn toàn tại Pháp dưới tài năng kiệt xuất của đạo diễn Trần Anh Hùng - một trong những đạo diễn gốc Việt có sức ảnh hưởng nhất trong điện ảnh nước nhà.

Là một bộ phim Việt, làm về người Việt nhưng lại quay hoàn toàn ở Pháp, bối cảnh kiến trúc chân thực đậm chất Đông Dương thời bấy giờ là một trong nhưng yếu tố khiến phim trở nên khác biệt và nổi bật hơn hẳn so với những bộ phim khác cùng thời.

Nội thất vật liệu gỗ với các họa tiết đầy “Đông Dương”. Nguồn: Simbasible Nội thất vật liệu gỗ với các họa tiết đầy “Đông Dương”. Nguồn: Simbasible

Từ những con phố cho đến từng chi tiết trong những ngôi nhà: cái bàn, cái ghế, song sắt cửa sổ, chiếc giường, kệ tủ, hoa văn trang trí,...tất cả đều được bố trí khéo léo và tỉ mỉ trong từng khung hình nhằm đem cảm hứng phong cách Đông Dương thực nhất có thể vào bộ phim.

Phân cảnh trong phim dựng trên không gian nội thất họa tiết kỷ hà đặc trưng.

Nguồn: Mubi Phân cảnh trong phim dựng trên không gian nội thất họa tiết kỷ hà đặc trưng. Nguồn: Mubi

Xem thêm: Thiết kế thi công nội thất Vinhomes Grand Park với nhiều phong cách từ cổ điển đến hiện đại

L’Amant (1992) – Người tình

Nói về điện ảnh giai đoạn đầu những năm 1920 thể hiện rõ được sự giao thoa giữa chất Pháp Việt, cũng như cảm hứng phong cách Đông Dương, không thể không kể đến bộ phim Người tình (L’Amant), hay bản tiếng anh với tên gọi The Lover.

Bộ phim được chuyển thể bởi đạo diễn Jean-Jacques Annaud từ tiểu thuyết cùng tên do nữ văn sĩ người Pháp Marguerite Duras sáng tác. Bộ phim nói về tình yêu và niềm hoan lạc mãnh liệt giữa một công tử người Việt gốc Hoa và một thiếu nữ người Pháp.

Bối cảnh quen thuộc của Đông Dương lúc bấy giờ trong phim.

Nguồn : Kênh 14 Bối cảnh quen thuộc của Đông Dương lúc bấy giờ trong phim. Nguồn : Kênh 14

Tất cả những khung hình xuyên suốt bộ phim đều “thở” ra một không gian sống động của Đông Dương bấy giờ, đặc biệt là căn phòng đậm lối kiến trúc của người Hoa dưới vỏ bọc phương Tây nơi diễn ra hầu hết những cảnh chính giữa hai nhân vật.

Căn phòng được lấy bối cảnh thực tế tại nhà cổ Huỳnh Thủy Lê - nơi đem lại cho bộ phim phần lớn chất Đông Dương đậm đà và sống động. Bất cứ ai đã từng được xem qua những phân cảnh đó trong phim, đều khó có thể không vương vấn mà nhớ mãi.

Không gian tình yêu trong bộ phim này cũng chính là nơi mà nữ tác giả viết nên cuốn tiểu thuyết cùng tên - Marguerite Duras đã lấy cảm hứng để viết nên câu chuyện tình xuyên biên giới này.

Căn phòng trong bối cảnh thực - Nhà cổ Huỳnh Thủy Lê (Sa Đéc, Đồng Tháp).

Nguồn: Pinterest Căn phòng trong bối cảnh thực - Nhà cổ Huỳnh Thủy Lê (Sa Đéc, Đồng Tháp). Nguồn: Pinterest

Ngôi nhà cổ này được cha của Huỳnh Thủy Lê là một thương gia giàu có người Hoa xây dựng vào 1985 ở ven sông Sa Đéc. Ngôi nhà sở hữu ba gian kiểu truyền thống Tây Nam Bộ với nhiều yếu tố phương Đông như sử dụng vật liệu chính là gỗ và mái nhà lợp ngói âm dương,…

Sau đó, ngôi nhà đã được trùng tu theo hơi hướng một biệt thự kiểu Pháp, tạo nên sự hài hòa đặc biệt giữa Đông Tây, và tình cờ đã đem đến một cảm hứng phong cách Đông Dương vô cùng độc đáo cho ngôi nhà.

Trải qua nhiều thế hệ, không gian kiến trúc của nhà cổ Huỳnh Thủy Lê lại càng ướm chất cổ xưa hiếm có, điều này một phần giúp việc dựng bối cảnh phim dễ dàng hơn bao giờ hết, không khiên cưỡng, không tô vẽ, chỉ đơn giản để nhân vật tìm về đúng những gì mà tác giả đã kiến tạo nên.

Nhà cổ Huỳnh Thủy Lê nhìn từ bên ngoài.

Nguồn: Wikipedia Nhà cổ Huỳnh Thủy Lê nhìn từ bên ngoài. Nguồn: Wikipedia

Người bất tử (2018)

Góp mặt trong danh sách này là một bộ phim điện ảnh được công chiếu vào năm 2018 – Người bất tử. Tương tự như những bộ phim lấy bối cảnh thời Pháp thuộc khác, Người bất tử mượn không gian phong cách nội thất Đông Dương để làm nổi bật lên sự xa hoa hưởng thụ của giới tư sản, được xem là tầng lớp thượng lưu thời bấy giờ.

Phong cách nội thất Đông Dương lột tả chất giàu có tư sản thời Pháp thuộc.

Nguồn: VOV Phong cách nội thất Đông Dương lột tả chất giàu có tư sản thời Pháp thuộc. Nguồn: VOV

Hầu hết các phân cảnh của bộ phim đều được quay trong các công trình từ cảm hứng phong cách Đông Dương rõ rệt của thời đại ấy. Từ cảnh ăn chơi chè chén của giới quý tộc, cảnh sinh hoạt trong ngôi nhà của nhân vật chính,… đều thể hiện một thời kỳ sống vương giả đỉnh cao của nhân vật.

Nhân vật chính được khắc họa là người sống qua nhiều kiếp, trải qua nhiều thời kỳ lịch sử khác nhau. Vì thế nhờ có không gian, bối cảnh kiến trúc được khắc họa chân thực và đậm nét khiến người xem không hề bị nhầm lẫn giữa các sự kiện quá khứ và hiện đại.

Bối cảnh phim trong không gian phong cách nội thất Đông Dương.

Nguồn: Elle Việt Nam Bối cảnh phim trong không gian phong cách nội thất Đông Dương. Nguồn: Elle Việt Nam

Phải nói rằng, trong bộ phim này, ngoài sự kỳ bí đặc trưng làm nên bộ phim thì bối cảnh phim cũng đóng vai trò vô cùng quan trọng. Nhờ những chi tiết trong bối cảnh, bộ phim dù có ít thoại vẫn lột tả lên được nhiều thông điệp ngầm mà người làm phim muốn truyền tải.

So với tác phẩm Người tình mang chất kiến trúc Trung Hoa, hay Mùi đu đủ xanh dưới góc nhìn của người Pháp, thì lối kiến trúc trong Người bất tử mang nhiều nét thuần Việt, đặc trưng cho kiến trúc cũng như phong cách nội thất Đông Dương ở miền Nam Việt Nam hơn.

Chất phương Tây xen kẽ trong phong cách nội thất Đông Dương.

Nguồn: VOV Chất phương Tây xen kẽ trong phong cách nội thất Đông Dương. Nguồn: VOV

Mộng phù hoa (2018)

Mộng Phù Hoa là bộ phim khắc họa bức tranh xã hội Sài Gòn những năm 1930 – 1940 thông qua cuộc đời cô Ba Trà – cô đào nổi tiếng nhất Nam Kỳ lục tỉnh thời bấy giờ. So với 3 bộ phim điện ảnh ở trên, Mộng phù hoa là một bộ phim truyền hình nên việc đầu tư cho bối cảnh không quá long trọng.

Thế nhưng xuyên suốt bộ phim, chúng ta vẫn thấy được không gian kiến trúc đậm phong cách nội thất Đông Dương, thể hiện phần nào chất “phù hoa” làm mờ mắt những cô gái trẻ miền Tây lên Sài Gòn lập nghiệp. Không gian góp phần dẫn dắt người xem và mạch phim đi từ cảm xúc này sang cảm xúc khác.

Một góc không gian phong cách nội thất Đông Dương trong phim.

Nguồn: Báo Vĩnh Long Một góc không gian phong cách nội thất Đông Dương trong phim. Nguồn: Báo Vĩnh Long

Phong cách nội thất Đông Dương tuy ra đời từ thế kỷ 19, nhưng vẫn luôn tồn tại và ghi dấu ấn trường tồn với thời gian. Có lẽ vì thế, mà phong cách này dễ được nhiều người yêu thích, và luôn tìm cách để tái hiện lại trong nhiều phương diện của cuộc sống, đặc biệt là trong nhà ở.

Nếu trót lỡ mê đắm phong cách nội thất này, hãy thử tham khảo qua mẫu thiết kế phong cách Đông Dương của dghome, để bắt đầu lên ý tưởng cho ngôi nhà trong mơ của bạn trong tương lai nha!

Trụ sở chính:
CÔNG TY TNHH PHÁT TRIỂN ĐÔ THỊ MC VIỆT NAM
Tầng 5 Saigon Centre, 65 Lê Lợi, P. Bến Nghé, Q.1, TP.HCM
Giấy chứng nhận Đăng ký kinh doanh số 0316759192
Copyright © 2024 dghome3d.com. All rights reserved.
Cửa hàng trải nghiệm:
S12 - Tầng trệt Tòa S6.03 - The Origami, Vinhomes Grand Park
Nguyễn Xiển, Long Thạnh Mỹ, TP Thủ Đức, TP.HCM
Hotline: 028 777 29 299
Tải ứng dụng trên điện thoại
qr-code-app