Phong cách thiết kế nội thất Nhật Bản - Khi người trẻ tìm về sự lắng đọng
Cảm hứng nội thất

Phong cách thiết kế nội thất Nhật Bản - Khi người trẻ tìm về sự lắng đọng

  • Các phong cách thiết kế nội thất mang chất “Nhật Bản" và tản mạn về những triết lý thẩm mỹ
  • Phong cách Wabi Sabi
  • Phong cách Minimalism
  • Phong cách Japandi
  • Kết

Phong cách thiết kế nội thất Nhật Bản - Khi người trẻ tìm về sự lắng đọng

Với những người trẻ quan tâm đến nhà đẹp, không gian sống, không khó để nhận ra gần đây những diễn đàn, những trang báo liên quan đến thiết kế nội thất, trang trí nhà cửa đang ngày càng sôi nổi. Các bạn trẻ hiện nay quả thực rất có ý chí và nỗ lực, nhiều bạn đã có thể sở hữu căn nhà cho riêng mình ở độ tuổi 25-30.

Một điều khiến tôi cảm thấy thú vị đó là trong những phong cách thiết kế mà các bạn trẻ chọn cho căn hộ của mình, khá nhiều trong số đó là phong cách thiết kế mang hơi hướng Nhật Bản. Dạo qua các nhóm về nhà đẹp, tôi thường xuyên bắt gặp những căn nhà mới hoàn thiện mang tông màu gỗ, nâu, cam đất trầm ấm.

Một căn hộ phong cách Nhật Bản. Nguồn: kenh14.vn Một căn hộ phong cách Nhật Bản. Nguồn: kenh14.vn

Chủ nhân có thể gọi phong cách căn nhà của mình với những tên gọi khác nhau: phong cách Japandi, phong cách Wabi Sabi, hay Wabi Sabi kết hợp đương đại, phong cách tối giản,...  nhưng điểm chung là chúng đều lấy cảm hứng từ phong cách thiết kế Nhật Bản - một nơi có bản sắc văn hoá Á Đông rất riêng.

Căn nhà phong cách Japandi đơn giản tao nhã.

Nguồn: citynomads Căn nhà phong cách Japandi đơn giản tao nhã. Nguồn: citynomads
Căn nhà phong cách Wabi Sabi kết hợp Contemporary.

Nguồn: realtimes.vn Căn nhà phong cách Wabi Sabi kết hợp Contemporary. Nguồn: realtimes.vn

Các phong cách thiết kế nội thất mang chất “Nhật Bản" và tản mạn về những triết lý thẩm mỹ

Phong cách Wabi Sabi

Nếu là một người để ý một chút đến văn hóa Nhật Bản, có thể bạn sẽ từng nghe tới cụm từ “Wabi Sabi”. Wabi Sabi là một thuật ngữ đại diện cho một thế giới quan của văn hoá Nhật Bản. Wabi sabi đôi khi được mô tả như một sự trân trọng những vẻ đẹp "không hoàn hảo, vô thường, và không đầy đủ".

Wabi Sabi - một triết lý sâu sắc trong thẩm mỹ.

Nguồn: home-designing.com Wabi Sabi - một triết lý sâu sắc trong thẩm mỹ. Nguồn: home-designing.com

Trong thiết kế nội thất, phong cách Wabi Sabi hướng đến sự tối giản, tập trung nhiều vào con người sống trong không gian đó hơn bất kỳ điều gì. Các món đồ nội thất là sự kết hợp của ba yếu tố: Vẻ đẹp nguyên sơ, sự hoài niệm và tiện ích.

Phong cách Wabi Sabi chú trọng sự nguyên sơ. Nguồn: amazingarchitecture Phong cách Wabi Sabi chú trọng sự nguyên sơ. Nguồn: amazingarchitecture

Không có bất cứ nguyên tắc cụ thể nào quy định bạn phải làm gì mới có thể ứng dụng được phong cách Wabi Sabi. Phong cách nội thất Wabi Sabi chính là sự kết tinh của những vẻ đẹp tự nhiên mà tạo hóa ban tặng, dù chúng có thể không hoàn hảo.

Nội thất Wabi Sabi tinh giản. Nguồn: wedo.vn Nội thất Wabi Sabi tinh giản. Nguồn: wedo.vn

Hãy thử nghĩ lại một chút nhé. Đã bao giờ bạn bị cuốn hút bởi những món đồ trong một tiệm bán đồ cổ, như chiếc cát-sét bị bám bụi, chiếc lọ hoa bị sứt mẻ, hay một bức tranh bị phai màu theo năm tháng chưa?

Có khi nào bạn cảm thấy hoài cổ, gần gũi khi nghe một bản nhạc trữ tình mà bạn không nhớ từ năm nào? Hay chỉ đơn giản có lúc nào bạn đã tới Đà Lạt và chỉ đơn giản ngồi nhâm nhi ly cafe, nhìn ngắm cảnh vật thay đổi theo lẽ tự nhiên của nó?

Nếu bạn có bất kỳ một trải nghiệm nào như vậy rồi, thì bạn đã có trải nghiệm về “Wabi Sabi” rồi đó.

Một cuốn sách viết về Wabi Sabi của tác giả Nobuo Suzuki. Nguồn: goodreads.com Một cuốn sách viết về Wabi Sabi của tác giả Nobuo Suzuki. Nguồn: goodreads.com

Tư tưởng Wabi Sabi dường như trở nên phổ biến gần đây đối với các bạn trẻ, nhất là các bạn trong độ tuổi trên dưới 30, độ tuổi đã trải nghiệm vừa đủ để hiểu hơn về thế giới xung quanh. Ngày nay, chúng ta sống với mạng xã hội hàng ngày và ở đó ai cũng muốn thể hiện mặt hoàn hảo của cuộc sống với những tấm ảnh đã qua chỉnh sửa, những câu chuyện được thêu dệt một chút để gây thu hút.

Wabi Sabi lại đi ngược lại, khuyến khích con người nên hài lòng và chấp nhận những gì mình đang có, hướng đến lối sống tối giản, đề cao sự thực chất, bình yên trong tâm hồn; cũng như trân trọng những gì đã qua dù có thể cũ, hơn là chạy theo những thứ bóng bảy.

Wabi Sabi - triết lý Nhật Bản đầy sâu sắc. Nguồn: livetobloom.com Wabi Sabi - triết lý Nhật Bản đầy sâu sắc. Nguồn: livetobloom.com

Và nhiều bạn đã mang triết lý này vào phong cách thiết kế cho ngôi nhà của mình, tổ ấm sẽ là nơi chân thật nhất để bạn có thể trở về và chấp nhận những gì thuộc về mình. Lúc nào đó cảm thấy mệt mỏi, hãy pha một tách trà, bằng một chiếc tách cũ mà bạn yêu thích, và cho mình một không gian thư thái để thả lỏng tinh thần một chút, bạn nhé!

Căn hộ phong cách Wabi Sabi của một chàng trai Hà Nội.

Nguồn: happynest.vn Căn hộ phong cách Wabi Sabi của một chàng trai Hà Nội. Nguồn: happynest.vn

Phong cách Minimalism

Tại châu Á, phong cách Minimalism, hay còn gọi là phong cách tối giản, cũng là một phong cách thiết kế xuất hiện đầu tiên tại Nhật Bản. Nhật Bản được xem là bậc thầy của phong cách tối giản, bạn có thể tìm thấy phong cách này ở hầu hết công trình tại Nhật, kể cả đương đại lẫn truyền thống.

Một căn nhà với các đồ nội thất tối giản.

Nguồn: housedesigning.net Một căn nhà với các đồ nội thất tối giản. Nguồn: housedesigning.net

Tại Việt Nam, cụm từ “Phong cách tối giản", “Chủ nghĩa tối giản" cũng là đề tài thường được nhắc đến trong vài năm gần đây.

Một số những bạn trẻ làm Youtuber, Content Creator (Nhà sáng tạo nội dung) đã chọn cho mình lối sống này và truyền cảm hứng qua các nội dung mà các bạn tạo nên, điển hình như The Present Writer Chi Nguyễn hay The Hanoi Chamomile - đều là những Youtuber đi theo chủ nghĩa tối giản.

The Present Writer Chi Nguyễn. 

Nguồn: thepresentwriter.com The Present Writer Chi Nguyễn.  Nguồn: thepresentwriter.com

Nói riêng về thiết kế nội thất, phong cách thiết kế tối giản là điển hình về một lối sống giản lược, gọn gàng, ngăn nắp. Nó dường như đi ngược lại hoàn toàn so với nhiều phong cách thiết kế phổ thông là tạo nên sự đa dạng về nội thất để căn nhà trở nên hoàn hảo.

Phong cách Minimalism trong nội thất sẽ loại bỏ hoàn toàn những chi tiết, đồ dùng không cần thiết. Nhiều món đồ với những công dụng khác nhau được thay thế bằng những món nội thất thông minh tích hợp nhiều tính năng. Những họa tiết trang trí cũng được đơn giản hóa hoặc hạn chế đến mức tối đa.

Kể cả về màu sắc, một không gian theo phong cách này thường không chứa quá ba màu: Màu chủ đạo, màu nền và một màu để nhấn nhá.

Màu sắc nền nã trong căn phòng tối giản. Nguồn: gemdecor.vn Màu sắc nền nã trong căn phòng tối giản. Nguồn: gemdecor.vn

Nhưng chủ nghĩa tối giản không đơn thuần chỉ nói đến lĩnh vực nhà cửa, nội thất, mà thực chất nó là một tư duy, một phong cách sống. Và “tối giản" đối với mỗi cá nhân là một định nghĩa, định lượng, trải nghiệm khác nhau.

Đối với người này, tối giản nghĩa là bỏ đi một nửa số lượng quần áo đang có; đối với người khác, tối giản nghĩa là tôi chỉ chọn những trang phục cơ bản như áo thun trắng, đen để mỗi ngày đi làm không phải đau đầu lựa trang phục.

Tối giản còn có ý nghĩa với khía cạnh tinh thần như đối với một ông giám đốc, tối giản là lược bớt những mối quan hệ không cần thiết chỉ để tập trung vào những mối quan hệ chất lượng; đối với một bạn trẻ genZ nào đó, tối giản là chỉ dùng một mạng xã hội duy nhất để giảm bớt thời gian đắm chìm vào không gian ảo.

Bạn thấy đấy, tối giản có thể được nhìn nhận dưới rất nhiều góc độ và nó là một trải nghiệm mang tính cá nhân.

Tập trung cho những mối quan hệ chất lượng. Nguồn: vecteezy.com Tập trung cho những mối quan hệ chất lượng. Nguồn: vecteezy.com

Có người thích một cuộc sống phong phú, đa sắc màu, nhưng cũng không ít bạn trẻ ngày nay muốn hướng đến một cuộc sống giản hoá. Và đó là lý do mà phong cách thiết kế nội thất tối giản những năm gần đây trở nên phổ biến hơn bao giờ hết.

Một hôm nào đó trời nắng đẹp và bạn có thời gian rảnh, hãy thử sắp xếp lại nơi ở của mình, bỏ bớt những đồ đạc trong nhà mà bạn không thật sự dùng tới. Mình tin rằng dần dần bạn sẽ cảm thấy nhẹ nhàng và tự do hơn rất nhiều, tạo động lực để bạn vận dụng tiếp tư duy này vào những vấn đề khác trong cuộc sống.

Thiết kế nội thất tối giản giúp cuộc sống nhẹ nhàng hơn.

Nguồn: stylish Thiết kế nội thất tối giản giúp cuộc sống nhẹ nhàng hơn. Nguồn: stylish

Phong cách Japandi

Japandi được ghép lại từ hai chữ “Japanese" (phong cách Nhật Bản) và “Scandinavian” (phong cách Bắc Âu). Dường như đây là phong cách được lựa chọn nhiều nhất trong các phong cách thiết kế hiện nay đối với những gia đình trẻ.

Nếu bạn là một người yêu sự tinh tế, chuẩn chỉnh, gọn gàng nhưng vẫn muốn pha một chút sự mềm mại, lịch lãm cho ngôi nhà thì phong cách Japandi là một sự pha trộn hoàn hảo.

Japandi - phong cách thiết kế hoà trộn giữa Nhật Bản và châu Âu.

Nguồn: nhadepso.com Japandi - phong cách thiết kế hoà trộn giữa Nhật Bản và châu Âu. Nguồn: nhadepso.com

Trong khi Scandinavian tôn vinh nội thất bằng tone màu chủ đạo sáng, thì phong cách Nhật Bản sẽ bình dị với tone màu trầm đất khơi gợi sự thanh tịnh. Khi được biến tấu và trở thành phong cách Japandi, hai mảng màu sắc này được phối hợp ăn ý, điều này đã tạo nên nét sang trọng độc đáo đầy cá tính của Japandi.

Sự đối lập sáng - tối trong căn phòng Japandi. Nguồn: scandinavian-homes Sự đối lập sáng - tối trong căn phòng Japandi. Nguồn: scandinavian-homes

Kris Manalo, một người làm nệm ghế lâu năm tại cửa hàng thiết kế Heal’s, định nghĩa ‘Japandi’ là: “Những khía cạnh của khái niệm ‘hygge’ của người Bắc Âu (thuật ngữ chỉ cảm giác hạnh phúc từ những điều giản dị) và ‘wabi-sabi’ của Nhật Bản (thuật ngữ chỉ vẻ đẹp của những thứ không hoàn hảo) đã hòa hợp để tạo ra bầu không khí thoải mái.”

Có hiểu rằng Japandi là một phong cách thiết kế tạo thêm một nấc thú vị trên nền phong cách tối giản. Nội thất phong cách Japandi vẫn là những sự đơn giản, tĩnh lặng, đề cao tính hữu dụng của từng món đồ, tuy nhiên thêm vào đó một chút hiện đại, ấm cúng.

Phong cách thiết kế Japandi - “đứa con lai Phong cách thiết kế Japandi - “đứa con lai" đầy mê hoặc. Nguồn: home-designing.com

Kết

Wabi Sabi, Minimalism hay Japandi, ba phong cách thiết kế lấy cảm hứng khởi nguồn từ đất nước Nhật Bản, chính vì thế điểm chung mà những phong cách này hướng đến là sự đơn giản, khiêm nhường, tinh tế và nhẹ nhàng như đặc trưng của văn hoá xứ mặt trời mọc.

Điều thú vị thay, thời nay khi nói về chuyện làm nhà, khi các thế hệ trước đa phần mong muốn một căn nhà khang trang với nhiều đồ vật để thuận tiện sinh hoạt, thì thế hệ trẻ lại có xu hướng tìm đến những thứ gì tối giản hơn. Họ thích sống trong một căn hộ nhỏ ấm cúng, đồ đạc vừa đủ để phục vụ cuộc sống gia đình.

Sự tối giản đặc trưng của phong cách thiết kế Nhật Bản. Nguồn: luxuo.vn Sự tối giản đặc trưng của phong cách thiết kế Nhật Bản. Nguồn: luxuo.vn

Giữa một cuộc sống hiện đại ồn ào, tập trung quá nhiều vào bề ngoài chải chuốt, các phong cách Nhật Bản như Wabi Sabi, Minimalism, Japandi nổi lên như một liệu pháp tinh thần hướng con người tìm thấy khoảng yên bình tĩnh lặng trong chính căn nhà của mình.

Một căn nhà theo chủ nghĩa tối giản, bình lặng.

Nguồn: dghome3d.com Một căn nhà theo chủ nghĩa tối giản, bình lặng. Nguồn: dghome3d.com

Nếu bạn cũng có sự đồng điệu với tư duy, thẩm mỹ thiết kế phong cách này, hãy chia sẻ cùng dghome nhé.

>> Tham khảo thêm ý tưởng về:

- Căn hộ đa tầng trong thiết kế thi công nội thất quận Bình Tân

- Phòng ngủ yên tĩnh trong thiết kế thi công nội thất huyện Nhà Bè