Thiết kế bếp chung cư: Một số ý tưởng cho từng khu vực bếp
Cảm hứng nội thất

Thiết kế bếp chung cư: Một số ý tưởng cho từng khu vực bếp

  • I. Tủ bếp
  • 1. Tủ bếp kịch trần
  • 2. Kệ bếp mở hoàn toàn
  • 3. Tủ bếp mở chia ngăn nhỏ
  • 4. Tủ bếp kín – mở kết hợp
  • II. Ốp tường bếp
  • 1. Gạch men
  • 2. Gạch thẻ
  • 3. Gạch mosaic
  • 4. Gạch giả đá marble
  • III. Mặt bàn bếp
  • 1. Đá Granite
  • 2. Đá Marble
  • 3. Đá nhân tạo gốc thạch anh
  • IV. Đảo bếp
  • 1. Đảo bếp liền bàn ăn
  • 2. Đảo bếp rời có ngăn kéo

Thiết kế bếp chung cư: Một số ý tưởng cho từng khu vực bếp

Có câu nói “Căn bếp là trái tim của ngôi nhà”. Đúng vậy, không gian bếp luôn có một giá trị tinh thần to lớn trong mỗi ngôi nhà. Đó không chỉ là nơi nấu nướng mà còn là nơi lan toả tình yêu thương, gắn kết các thành viên trong gia đình.

Trong thời hiện đại ngày nay, căn bếp vẫn chưa bao giờ mất đi vai trò ý nghĩa của nó và càng được nhiều gia đình đầu tư cả hình thức và chất lượng. Một thiết kế bếp đẹp, gọn gàng, tiện nghi, đáp ứng nhu cầu sinh hoạt của mỗi gia đình là tiêu chí đang được hướng đến.

Nếu bạn mới lần đầu thiết kế cho căn bếp của mình và chưa biết bắt đầu từ đâu, hãy cùng dghome tìm hiểu một số ý tưởng thiết kế cho từng khu vực bếp nhé.

Một thiết kế bếp tối giản.

Nguồn ảnh: homesandgarden.com Một thiết kế bếp tối giản. Nguồn ảnh: homesandgarden.com

I. Tủ bếp

1. Tủ bếp kịch trần

Chúng ta có lẽ không còn xa lạ gì với hình ảnh căn bếp với các hệ tủ trên và dưới kín giúp “gói gọn” đồ vật và mang lại cảm giác gọn gàng hơn. Tủ bếp kín kịch trần mang nhiều ưu điểm, nhất là đối với chung cư có không gian hạn chế.

Thiết kế tủ bếp kịch trần.

Nguồn: hoanglamcm.net Thiết kế tủ bếp kịch trần. Nguồn: hoanglamcm.net

Về mặt thẩm mỹ, tủ bếp kịch trần còn giúp che khuất được những cột, xà bê tông và khiến căn bếp trông cao ráo, gọn mắt.

Tủ bếp kịch trần màu nâu trầm ấm áp.

Nguồn: hoanglamcm.net Tủ bếp kịch trần màu nâu trầm ấm áp. Nguồn: hoanglamcm.net

Bên cạnh tủ bếp dạng kín có thể coi như kiểu tủ bếp truyền thống, ngày nay, rất nhiều gia đình lựa chọn hệ tủ bếp dạng mở bởi chúng không chỉ mang lại sự tiện dụng trong khi sử dụng mà còn mang yếu tố thẩm mỹ, lạ mắt.

Tủ bếp mở cũng có rất nhiều thiết kế đa dạng.

2. Kệ bếp mở hoàn toàn

Thiết kế kệ bếp này là kiểu đơn giản nhất, thường là các thanh gỗ, thanh kim loại đặt song song và gắn tường, để sắp xếp hoặc treo đồ vật. Thiết kế này có thể đáp ứng nhiều mục đích như lưu trữ và thậm chí trang trí đồ nhà bếp, các chai lọ, bát đĩa.

Việc bố trí các kệ bếp cân đối và có tính đối xứng sẽ giúp căn bếp của bạn trông nhẹ nhàng mà vẫn thu hút.

Lưu trữ và trưng bày kệ bếp với ly chén.

Nguồn: decorpad.com Lưu trữ và trưng bày kệ bếp với ly chén. Nguồn: decorpad.com

3. Tủ bếp mở chia ngăn nhỏ

Nếu bạn muốn phân chia không gian cho các đồ nhà bếp của mình thì bạn có thể đóng tủ bếp gắn tường, nhiều ngăn, có kết cấu, kích cỡ khác nhau tuỳ ý thích của bạn.

Mỗi ngăn bạn có thể lưu trữ những đồ vật có chức năng khác nhau để dễ dàng tìm kiếm. Thiết kế bếp này cũng khá được ưa chuộng với một số bạn trẻ có niềm hứng khởi với những thứ vuông vức, góc cạnh.

Tủ bếp với các ngăn tủ nhỏ.

Nguồn: thespruce.com Tủ bếp với các ngăn tủ nhỏ. Nguồn: thespruce.com

4. Tủ bếp kín – mở kết hợp

Sự kết hợp luôn là lựa chọn dễ dàng nhất khi bạn muốn sở hữu cả tủ bếp kín và tủ bếp mở cho hệ tủ phía trên. Bạn có thể đặt dụng cụ ăn uống, chai lọ được sử dụng thường xuyên ở tủ mở và các vật dụng ít sử dụng khác ở tủ kín.

Cách đóng tủ bếp này giúp gia chủ vẫn có chỗ để trưng ra những món đồ trang trí theo sở thích và vẫn có chỗ để cất gọn đồ đạc khi cần thiết.

Hệ tủ bếp phong cách Nhật Bản.

Nguồn: dghome3d.com Hệ tủ bếp phong cách Nhật Bản. Nguồn: dghome3d.com

II. Ốp tường bếp

Ốp tường tủ bếp là việc gắn tấm ốp bao phủ phần vách tường giữa mặt bàn và hệ tủ bếp. Chức năng chính là bảo vệ mảng tường khỏi các tác động trong quá trình nấu nướng và tăng tính thẩm mỹ cho khu vực nấu nướng.

Bạn có thể sử dụng rất nhiều loại gạch tùy vào nhu cầu và sở thích:

1. Gạch men

Đây là loại gạch phổ biến xuất hiện trong nhiều không gian bếp nhờ ưu điểm sạch sẽ, dễ lau chùi. Loại vật liệu này rất đa dạng trên thị trường với nhiều kiểu hoa văn giúp bạn thoải mái lựa chọn.

Gạch men ốp tường với họa tiết trẻ trung.

Nguồn: nhadepso.com Gạch men ốp tường với họa tiết trẻ trung. Nguồn: nhadepso.com

2. Gạch thẻ

Tiếp sau gạch men, gạch thẻ có lẽ là loại vật liệu cũng được rất nhiều gia đình ưu ái lựa chọn vì loại gạch này khiến căn bếp trông rất thu hút, khác biệt. Loại gạch này cũng có nhiều kích thước, kiểu dáng (hình chữ nhật, hình thoi, hình lục giác,…), đáp ứng mọi yêu cầu về thi công.

Gạch thẻ ốp tường màu trơn cho căn bếp hiện đại.

Nguồn: nhadepinfo.com Gạch thẻ ốp tường màu trơn cho căn bếp hiện đại. Nguồn: nhadepinfo.com
Gạch thẻ ốp tường theo kiểu xương cá.

Nguồn: ekeinterior.com Gạch thẻ ốp tường theo kiểu xương cá. Nguồn: ekeinterior.com

3. Gạch mosaic

Mosaic trên thị trường có nhiều loại, có những loại được tạo ra từ thủy tinh, có những loại được làm bằng bột đá tự nhiên ép chặt với độ cứng cao, độ bền tốt.

Mosaic có độ bền cao bởi thực tế nó được ghép lại từ những viên gạch rất nhỏ, kích thước khoảng 3×3 cm hoặc 5×5 cm, do đó khả năng chịu lực khá lớn. Một số dòng mosaic cao cấp còn có khả năng chịu nhiệt cao, chống mài mòn, chống trầy xước khá tốt.

Thiết kế bếp với gạch mosaic màu xanh dịu mắt.

Nguồn: quangminhmosaic.com Thiết kế bếp với gạch mosaic màu xanh dịu mắt. Nguồn: quangminhmosaic.com

4. Gạch giả đá marble

Đây là loại vật liệu không còn mới trên thị trường nhưng gạch giả đá marble chưa bao giờ thôi được ưa chuộng vì vẻ đẹp sang trọng, thẩm mỹ của nó. Loại gạch này hiện nay đã được ứng dụng công nghệ cao cấp trong sản xuất nên cho ra những đường vân đá chân thực như vân đá tự nhiên.

Chính nhờ những đường nét vân đá tinh tế, sắc nét nên loại gạch này thường được sử dụng tại các công trình cao cấp và các thiết kế nhà ở mang phong cách tân cổ điển hoặc phong cách sang trọng, hiện đại.

Gạch giả đá marble sang trọng.

Nguồn: kinhnghiemlamnha.net Gạch giả đá marble sang trọng. Nguồn: kinhnghiemlamnha.net

III. Mặt bàn bếp

Mặt bàn bếp là điểm nhấn quan trọng trong không gian bếp. Đây không chỉ là nơi đặt để các dụng cụ, chuẩn bị nguyên liệu, mặt bàn bếp còn đóng vai trò chủ đạo tạo nên tông màu và vẻ mỹ thuật của cả gian bếp.

Ngày này, vật liệu ốp lát bàn bếp phổ biến nhất là mặt đá, giúp giữ cho khuôn bếp sạch sẽ, bền theo thời gian và trên hết là tạo nên diện mạo cho nơi ấm cúng nhất trong gia đình. Có rất nhiều loại đá bàn bếp như đá tự nhiên, đá nhân tạo gốc thạch anh,... và mỗi loại đều có những mẫu mã phong phú, phù hợp với nhiều không gian nội thất.

1. Đá Granite

Đá Granite, hay còn gọi là đá hoa cương, là loại có tuổi thọ cao nhất trong các loại đá và có tính bền vững vượt trội. Chúng có độ cứng rất cao do cấu trúc tinh thể đặc thù nên bạn sẽ không phải lo lắng nhiều về việc mặt đá bị mài mòn và cần thay mới trong thời gian ngắn.

Tuy nhiên chính vì độ cứng cao nên loại đá này có trọng lượng khá nặng, hơi khó khăn trong quá trình thi công.

Đá granite dùng ốp bếp.

Nguồn: dahoacuongpro Đá granite dùng ốp bếp. Nguồn: dahoacuongpro

2. Đá Marble

Đá Marble, hay còn gọi là đá cẩm thạch, là loại đá dùng trong nội thất nhờ vẻ đẹp sang trọng, đẳng cấp mà nó đem tới. Đá Marble nguyên chất có màu trắng hoàn toàn nhưng do các khoáng chất khác nhau trong địa chất đã tạo nên đá Marble với những màu sắc khác nhau, đường vân đá vô cùng đa dạng.

Đá Marble tông màu sáng là sự lựa chọn của đa số gia đình vì chúng tạo hiệu ứng rất tốt cho căn nhà, khiến không gian trở nên rộng hơn và đẳng cấp hơn.

Mặt bàn bếp lát đá marble trắng sáng vân mây.

Nguồn: cbhitech.com.vn Mặt bàn bếp lát đá marble trắng sáng vân mây. Nguồn: cbhitech.com.vn

3. Đá nhân tạo gốc thạch anh

Do nhu cầu sử dụng đá ốp lát trong xây dựng, nội thất ngày càng nhiều nên người ta phải chế tác ra đá nhân tạo để bù lại trữ lượng đá tự nhiên có hạn.

Đá nhân tạo gốc thạch anh làm bàn bếp vẫn đảm bảo mô phỏng lại vẻ đẹp của các loại đá tự nhiên và nhờ công nghệ sản xuất hiện đại, chúng có độ cứng cao và khả năng chống bám bẩn tốt.

Do là đá nhân tạo nên chúng có thể được tạo ra một cách linh hoạt theo yêu cầu thiết kế của gia chủ, đảm bảo sự nhất quán về màu sắc với các đồ nội thất như mong muốn.

Mẫu bàn bếp đá nhân tạo gốc thạch anh.

Nguồn: thinhdaiphuc.com Mẫu bàn bếp đá nhân tạo gốc thạch anh. Nguồn: thinhdaiphuc.com

IV. Đảo bếp

1. Đảo bếp liền bàn ăn

Trong thiết kế bếp hiện đại, căn bếp có đảo bếp luôn là một nét nhấn nhá mê hoặc cho cả căn nhà.

Đảo bếp liền bàn ăn là sự lựa chọn có thể cân nhắc cho không gian phòng bếp có diện tích nhỏ mà vẫn đảm bảo tính độc đáo, thẩm mỹ. Tuy nhiên, bạn cần lưu ý một số điều khi có ý định làm thiết kế này.

Ví dụ, bàn ăn phải có chiều cao bằng với bàn đảo bếp hoặc thấp hơn một chút, hay đảo bếp và bàn bếp nên có sự tương đồng về màu sắc với toàn bộ không gian bếp.

Đảo bếp kết hợp bàn ăn tiện nghi.

Nguồn: noithatmanhhe.vn Đảo bếp kết hợp bàn ăn tiện nghi. Nguồn: noithatmanhhe.vn

2. Đảo bếp rời có ngăn kéo

Các ngăn kéo của đảo bếp là giải pháp hiệu quả nhất để tận dụng không gian sẵn có. Với ngăn kéo thiết kế tích hợp với đảo bếp, bạn sẽ không mất thời gian loay hoay khi tìm và lấy đồ ở tủ bếp trên cao.

Thiết kế đảo bếp kết hợp ngăn kéo.

Nguồn: gammavietnam.com Thiết kế đảo bếp kết hợp ngăn kéo. Nguồn: gammavietnam.com

Trên đây là một số những chắt lọc về các ý tưởng thiết kế bếp, gợi ý sử dụng các vật liệu cho từng khu vực trong gian bếp để bạn có thể dễ hình dung về từng góc bếp.

Bất kể bạn đầu tư cho căn bếp như thế nào, một căn bếp đẹp sẽ là nơi mang phong cách hài hòa với ngôi nhà, phù hợp với cá tính, nhu cầu của bạn và trên hết là tạo sự thoải mái cho bạn và gia đình cùng sáng tạo nên những bữa ăn ngon miệng, gắn kết các thành viên với nhiều yêu thương.

Trụ sở chính:
CÔNG TY TNHH PHÁT TRIỂN ĐÔ THỊ MC VIỆT NAM
Tầng 5 Saigon Centre, 65 Lê Lợi, P. Bến Nghé, Q.1, TP.HCM
Giấy chứng nhận Đăng ký kinh doanh số 0316759192
Copyright © 2024 dghome3d.com. All rights reserved.
Cửa hàng trải nghiệm:
S12 - Tầng trệt Tòa S6.03 - The Origami, Vinhomes Grand Park
Nguyễn Xiển, Long Thạnh Mỹ, TP Thủ Đức, TP.HCM
Hotline: 028 777 29 299
Tải ứng dụng trên điện thoại
qr-code-app