Căn hộ phong cách London với nét đẹp tinh tế thô sơ và tông màu trầm tính, nhẹ nhàng
Phong cách công nghiệp (Industrial) là một phong cách rất cá tính, với sự hiện diện của những bức tường thô sơ, vật liệu mộc mạc, thô ráp nhưng tổng thể lại có một sức hấp dẫn lạ kỳ. Có thể thấy, London là một trong những thành phố gắn liền với phong cách công nghiệp nhất trong khu vực Châu Âu và cũng là một thành phố nổi tiếng bởi sự sáng tạo trong phong cách này. Nét lịch lãm của London xuất phát từ nền lịch sử lâu đời và các trào lưu nghệ thuật nổi tiếng. Hãy cùng dghome khám phá nét độc đáo trong thiết kế nội thất mang phong cách London này nhé.
Chúng tôi lấy cảm hứng từ sự đa dạng về phong cách và đã cho ra đời hàng loạt các dự án thiết kế căn hộ và thi công nội thất sang trọng. Bất kể dự án nào, chúng tôi đều phân tích các yêu cầu và cân bằng ba giá trị cốt lõi:
Thiết kế thi công nội thất trọn gói căn hộ 2 phòng ngủ +1 theo phong cách Industrial (London) được dghome bố trí như sau:
Khác với thiết kế theo phong cách Nguyên bản, đối với phong cách Sáng tạo này, dghome vẫn giữ nguyên cấu trúc 2 phòng ngủ đối diện nhau, tuy nhiên phòng vệ sinh trong phòng ngủ lớn sẽ được thay đổi để biến thành không gian làm việc cho chủ nhà.
Đối với không gian +1 tại phòng khách, dghome bố trí một bộ sofa chữ L áp sát tường tạo một một không gian mở nhưng cũng khá riêng tư. Đây là nơi thư giãn tuyệt vời cho các gia chủ mê phim và truyền hình.
Bảng màu phổ biến trong phong cách công nghiệp là màu kim loại, màu bê tông, màu gạch, đen xám,… là các sắc màu điển hình sử dụng trong các phân xưởng. Thiết kế căn hộ Vinhomes này được đổ những gam màu với độ tương phản cao là hai màu sáng (xám nâu nhạt, xám khói) đi với hai màu tối (nâu đậm và đen), tạo nên sức hút mạnh mẽ.
Đối với thiết kế căn hộ Vinhomes cao cấp này, dghome lựa chọn lót sàn bằng gỗ công nghiệp, với màu gỗ sáng để cân bằng với nét trầm tĩnh của đồ nội thất. Ngoài ra, chất liệu đá dùng cho mặt bàn và tường sơn loang giả bê tông cũng được ứng dụng để tạo cảm giác độc lạ cho căn phòng. Việc sử dụng nhiều khung kim loại mỏng cũng là nét đặc biệt của phong cách công nghiệp, tương phản với độ dày của các vật liệu gỗ giúp cân bằng lại độ sâu, giảm cảm giác choáng ngợp.
Nội thất phòng khách được phối xen kẽ ba tông màu nâu, đen và xám. Chiếc sofa vải mềm mại và thoải mái tạo nên điểm nhấn trong một căn phòng mang đầy phong cách mạnh mẽ. Thêm vào đó, dghome cũng bố trí thêm cây cảnh tại khu vực này cho không gian thêm xanh.
Phòng bếp được thi công nội thất theo phong cách London của dghome là hệ tủ lưới đen độc đáo cùng hệ tủ đóng dưới bằng chất liệu với vân lạ mắt. Hệ thống đèn chiếu sáng giấu khéo léo dưới hệ tủ nhằm giúp căn bếp thêm phần ấm cúng.
Đối với thi công nội thất phòng ngủ, khung giường bằng gỗ tối đồng nhất với tủ đồ, kệ sách cùng bàn làm việc. Chiếc kệ sách áp tường này hẳn sẽ là một điểm cộng rất lớn đối với những ai yêu đọc sách, hoặc đơn giản thích sắp xếp mọi vật dụng ngăn nắp, gọn gàng.
dghome thiết kế căn hộ Vinhomes hay bất kỳ căn hộ cao cấp nào theo phong cách công nghiệp cũng luôn chú trọng đến yếu tố ánh sáng. Giữ nguyên cửa sổ lớn tại phòng khách và phòng ngủ, căn hộ có thể tận dụng tối đa nguồn sáng tự nhiên từ mặt trời. Ngoài ra, chúng tôi còn sử dụng các thiết bị nhân tạo khác như đèn thả trần, đèn gắn tường,... để cung cấp thêm ánh sáng cũng như tăng độ ấm áp cho căn hộ.
Bức tranh với đường nét mềm mại trừu tượng trên nền tường gạch kiểu London là điểm nổi bật của thiết kế nội thất phòng ngủ. Thêm vào đó, các mảng tường gạch xám không đều màu, khung sắt đen chống đỡ các kệ tủ gỗ trong phòng ngủ chính là các nét đặc trưng của các nhà máy công nghiệp.
dghome cũng khéo léo kết hợp các hoa văn loang lổ của tường giả xi măng và hoa văn sọc của hệ tủ bếp đóng màu nâu để tăng tính sáng tạo mới lạ cho căn hộ sử dụng phong cách công nghiệp.
Tại cửa ra vào, chúng tôi bố trí một kệ đựng giày dép lớn và gương để giúp gia chủ có thể ngắm lại toàn diện trang phục của mình trước khi xuống phố. Kệ tủ được thiết kế hệ mở, thể hiện tính phóng khoáng, dễ sử dụng của phong cách Industrial. Chúng tôi cũng đặt một vách ngăn được thiết kế bằng kính với khung đen để tạo không gian riêng cho gian bếp, thiết kế như vậy không những thể hiện sự phá cách mà còn giúp tạo độ sâu cho góc phòng.
Góc làm việc nhỏ xinh với thiết kế bằng gỗ, khung chân sắt tinh giản gọn nhẹ sẽ giúp tối ưu hoá không gian và dễ dàng trong việc lau chùi dọn dẹp.
Phong cách công nghiệp mang tên London này đang trở thành lựa chọn hàng đầu khi thiết kế nội thất cho các gia đình sở hữu chung cư cao cấp. Phong cách này sẽ mang lại không gian sống năng động, tiện nghi và rất cá tính. Không những là mái ấm khiến cho bất cứ ai cũng muốn trở về, mà còn là nơi tiếp đón bạn bè bằng những ấn tượng mạnh mẽ nhất.
Trên bảng hướng dẫn chọn phong cách (concept guideline) của dghome, dễ dàng nhìn thấy thiết kế nội thất theo phong cách London sẽ có xu hướng thiên về màu sắc tối và trang trí đơn giản.
Độ tối này đến từ các mảng tường xám, các kệ tủ sắt màu đen hoặc nâu tối là đặc trưng của những vật dụng được sử dụng trong công xưởng. Và cũng do đặc tính hoạt động cao của xí nghiệp, thiết kế đều nằm ở mức đơn giản, không cầu kỳ nhưng vẫn đảm bảo được tính nghệ thuật cao.
Các phong cách tương tự có thể tham khảo: Thiết kế căn hộ phong cách Bắc Âu, phong cách Scandinavian - Copenhagen, thiết kế căn hộ phong cách hiện đại, phong cách modern Singapore,...
Phong cách công nghiệp có xuất phát từ các cuộc Cách mạng Công nghiệp, với sự ra đời của các nhà máy khổng lồ để có thể chứa nhiều máy móc lớn và nhiều công nhân.
Năm 1760, cuộc Cách mạng Công nghiệp lần thứ nhất đem đến sự khởi đầu của sản xuất hàng loạt ở Châu Âu và Hoa Kỳ. Các nhà máy với những ô cửa sổ lớn bằng lưới, sàn gác xép, không gian mở và tường gạch lộ ra ngoài được xây dựng. Có nhiều đặc điểm với mục đích là để đảm bảo an toàn, như việc bao phủ các bức tường gạch bằng thạch cao truyền thống có thể dẫn đến hỏa hoạn, nên phải để gạch lộ thiên.
Những năm 1870 là cuộc Cách mạng công nghiệp lần thứ hai. Các doanh nghiệp hợp nhất hoạt động dẫn đến nhu cầu xây dựng các nhà máy lớn hơn, đồng nghĩa với việc sử dụng các vật liệu xây dựng chắc chắn hơn như bê tông và thép.
Những năm 2000 là khi phong cách công nghiệp bắt đầu lỗi thời. Nhu cầu nhà ở tăng do gia tăng dân số, dẫn đến việc tận dụng lại các nhà máy bỏ hoang. Chúng được xây dựng lại thành các khu dân cư hoặc tòa nhà chung cư bằng các chất liệu sẵn có. Không gian thô sơ được các kiến trúc sư giữ lại để tôn vinh thay vì che lấp. Các đặc điểm như tường để trần, sàn thô ráp và cửa sổ kính lớn là những dư âm từ thời tòa nhà còn là nhà máy. Nhờ vậy mà dần dần chúng đã trở thành một phong cách công nghiệp rất riêng, rất đặc biệt cho đến ngày nay.