- 1. Đảm bảo sự thuận lợi trong di chuyển
- 2. Ưu tiên sự phù hợp khi lựa chọn các vật dụng nội thất
- 3. Hạn chế gây tác động tiêu cực cho cơ thể và mệt mỏi trong quá trình sinh hoạt
- 4. Chú ý tới yếu tố nguồn sáng, không khí và nhiệt độ
4 Nguyên tắc cơ bản ứng dụng Công thái học vào thiết kế nội thất căn hộ
Công thái học (Ergonomics) là ngành khoa học nghiên cứu cách con người tương tác với môi trường xung quanh. Trong đó bao gồm các vật dụng nội thất, thiết bị và mọi yếu tố ngoại cảnh khác với mục tiêu tối ưu hóa cuộc sống của chính bản thân con người.
Ứng dụng Công thái học trong thiết kế nội thất căn hộ nhằm mục đích giúp chúng ta đưa ra những lựa chọn sử dụng nội thất, bố trí bố cục căn hộ… sao cho phù hợp nhất với đặc điểm thể chất, mong muốn về mặt tinh thần của bản thân, giúp chúng ta nghỉ ngơi, làm việc, hoạt động thoải mái và thuận tiện nhất có thể.
Tuy nghe chừng có vẻ đơn giản, rất nhiều gia chủ đã không chú ý tới Công thái học mà đặt ưu tiên thẩm mỹ lên hàng đầu trong quá trình thiết kế căn hộ của mình. Điều này dẫn tới yếu tố công năng, an toàn, thoải mái bị giảm sút gây ảnh hưởng tới chất lượng cuộc sống.
Hãy để dghome giới thiệu với các bạn một số nguyên tắc và tips cần lưu ý khi ứng dụng Công thái học vào quá trình trang hoàng căn hộ trong mơ của bạn nhé!
1. Đảm bảo sự thuận lợi trong di chuyển
Nguyên tắc đầu tiên trong ứng dụng Công thái học bạn cần lưu ý là sắp xếp bố cục đồ đạc trong phòng, đảm bảo không ảnh hưởng tới sự di chuyển trong phòng và giữa các phòng.
Dù căn hộ của bạn có kích thước lớn hay nhỏ, bạn sẽ cần lưu ý không đặt đồ nội thất, các yếu tố trang trí gây cản trở đi lại, hoặc tham chi tiết khiến cho các lối đi trong phòng và giữa các phòng bị hạn chế. Điều này sẽ khiến cho hoạt động thường ngày của bạn gặp rất nhiều khó khăn.
Nếu diện tích căn hộ của bạn đủ rộng, việc để lại các khoảng trống cần thiết giữa các vật dụng nội thất tối thiểu 70-100cm không phải là vấn đề lớn, thế nhưng với căn hộ diện tích nhỏ, bạn có thể cân nhắc một số tips như sau để có thiết kế nội thất đảm bảo Công thái học:
Đặc biệt lưu ý một số khoảng trống như giữa ghế sofa và bàn trà, giữa giường và các vật dụng khác, v…v để đảm bảo việc di chuyển thuận lợi, bạn sẽ không phải lách người hay khó chịu, va vấp.
2. Ưu tiên sự phù hợp khi lựa chọn các vật dụng nội thất
Như đã đề cập tới, Công thái học đề cao tính ứng dụng của mỗi vật dụng, đồ nội thất, chi tiết trong căn hộ nhằm hướng đến mục tiêu duy nhất là giúp bạn cảm thấy thoải mái nhất có thể. Tuy nhiên, hãy nhớ rằng sự phù hợp đến từ thói quen và đặc điểm riêng đặc thù của từng người.
Ví dụ như trong trường hợp thiết kế nội thất phòng khách, bản thân việc lựa chọn sofa có độ dày như thế nào, độ dài ra sao, bàn trà nên có độ cao bao nhiêu, TV nên đặt ở trên tường hay trên kệ. Tất cả những điều này sẽ phụ thuộc rất nhiều vào yếu tố chiều cao, thói quen sử dụng của chủ nhà.
Nếu cả gia đình bạn đều có chiều cao hơn mức trung bình, bạn sẽ không cảm thấy thoải mái khi sử dụng sofa hoặc bàn trà với kích thước thông thường; chỉ bởi vì chúng phù hợp với “phần lớn” người khác. Thêm vào đó, nếu gia đình bạn có trẻ nhỏ, bạn sẽ nên cân nhắc sử dụng các vật dụng nội thất có bo tròn, ít sắc bén để đảm bảo tính an toàn.
Thêm một ví dụ rất điển hình khác đó là các lưu ý khi thiết kế nội thất phòng bếp, chính là chiều cao của tủ bếp, rất nhiều nhà thiết kế sẽ đề xuất độ cao tủ bếp thông thường là 80cm. Tuy nhiên, để việc nấu nướng của người làm nội trợ được thoải mái nhất, thông thường nên đặt làm tủ bếp dưới thấp hơn khuỷu tay 5-10 cm tùy vào thói quen nấu nướng.
3. Hạn chế gây tác động tiêu cực cho cơ thể và mệt mỏi trong quá trình sinh hoạt
Mặc dù điều này nghe có vẻ hiển nhiên thế nhưng lại là yếu tố hay bị lãng quên nhất trong quá trình thiết kế nội thất căn hộ. Nội thất nên được thiết kế với mục tiêu giảm thiểu sự mệt mỏi về thể chất. Bạn có thể lý giải nguyên tắc này theo một số ý nghĩa khác nhau.
Thứ nhất đó là lựa chọn nội thất đem lại sự thoải mái nhất về mặt thể chất cho bạn. Ví dụ như bạn nên sử dụng các chất liệu êm ái thay vì chất liệu cứng đối với những đồ nội thất gây ảnh hưởng tới chất lượng nghỉ ngơi bao gồm sofa, giường ngủ, v…v Tuy vậy, bạn cũng không nên sử dụng nệm, đệm quá mềm có thể gây tác dụng phụ là đau lưng hoặc thoái hóa đốt sống.
Cách lý giải thứ hai đó là việc bố trí các vật dụng tại các vị trí đỡ gây tiêu hao sức lực và tác động tiêu cực về mặt thể chất, đó cũng là thiết kế ứng dụng công thái học. Ví dụ như bạn nên sử dụng thông minh hệ thống tủ bất kể là tủ sách, tủ bếp hay tủ quần áo, để đồ thường xuyên sử dụng trong tầm với, ngược lại để các loại đồ nặng, hoặc đồ ít sử dụng ở vị trí xa hơn.
4. Chú ý tới yếu tố nguồn sáng, không khí và nhiệt độ
Điều cuối cùng bạn cần lưu ý để có một căn hộ thiết kế ứng dụng công thái học đó là quan tâm tới yếu tố nguồn sáng, không khí và nhiệt độ khi bố trí nội thất, hoặc lựa chọn vị trí các phòng trong căn hộ cho phù hợp.
Ví dụ như bạn không nên đặt phòng ngủ ở vị trí đón nắng, đặc biệt là đặt giường ở vị trí nắng hướng Tây, điều này sẽ khiến cho phòng ngủ của bạn luôn nóng bức, ảnh hưởng nhiều tới việc nghỉ ngơi của bạn. Ngược lại bàn học hoặc phòng làm việc lại nên đủ ánh sáng và nắng tự nhiên để tạo không khí tích cực đem lại hiệu suất cao hơn.
Nếu trong trường hợp điều kiện không cho phép đón ánh sáng tự nhiên dồi dào, bạn có thể tận dụng nhiều thiết bị để bổ sung sự thừa thiếu các yếu tố này như hệ thống đèn, máy hút ẩm, lọc không khí, v…v
Công thái học là một bộ môn khoa học phức tạp và đi sâu vào tiểu tiết, thường được sử dụng chủ yếu trong quá trình thiết kế và sáng tạo sản phẩm. Chính vì thế, để ứng dụng Công thái học trong thiết kế nội thất sẽ hơi khó để hình dung nếu thiếu các ví dụ cụ thể.
Tuy nhiên, dghome hy vọng 4 nguyên tắc cơ bản trên đây sẽ có thể giúp bạn làm quen dần với khái niệm này và tự tin hơn trên hành trình thiết kế nội thất cho căn hộ trong mơ của mình nhé!
Xem thêm: https://dghome3d.com/thiet-ke-thi-cong-noi-that-vinhomes-grand-park