7 sai lầm cần tránh khi thiết kế phòng bếp (Phần 1)
Kiến thức nội thất

7 sai lầm cần tránh khi thiết kế phòng bếp (Phần 1)

  • 1. Không tuân thủ Nguyên tắc thiết kế Tam giác bếp
  • 2. Lãng phí không gian khi thiết kế tủ bếp, ngăn chứa
  • 3. Không thiết kế đủ không gian bệ bếp

7 sai lầm cần tránh khi thiết kế phòng bếp (Phần 1)

Chúng ta luôn nghĩ rằng phòng bếp là không gian dành riêng cho người nội trợ, bởi thế việc thiết kế phòng bếp cũng chỉ cần đảm bảo việc nấu nướng thuận tiện là đủ. Tuy nhiên, thực tế đây lại là không gian được sử dụng rất nhiều trong ngày bao gồm cả việc giao lưu tình cảm giữa các thành viên sau những khoảng thời gian bận rộn.

Chính vì vậy, việc thiết kế phòng bếp sao cho vừa đảm bảo tính thẩm mỹ nhưng vẫn tối ưu về chức năng đóng vai trò vô cùng quan trọng. Thậm chí nếu so sánh giữa yếu tố thiết kế đẹp và tổ chức bố trí chức năng, yếu tố thứ hai còn nhỉnh hơn về độ ưu tiên.

Căn bếp với thiết kế nội thất lý và bố cục lý tưởng.

Nguồn: jessica-elizabeth Căn bếp với thiết kế nội thất lý và bố cục lý tưởng. Nguồn: jessica-elizabeth

Hãy để dghome cung cấp cho bạn những lưu ý cũng như 7 sai lầm đặc biệt nên tránh trong quá trình thiết kế phòng bếp để gia đình bạn có một không gian bếp thật lý tưởng nhé!

Căn bếp tối ưu hóa không gian và công năng.

Nguồn: HGTV Căn bếp tối ưu hóa không gian và công năng. Nguồn: HGTV

1. Không tuân thủ Nguyên tắc thiết kế Tam giác bếp

Khi thiết kế phòng bếp, điều đầu tiên bạn cần chú ý tới đó là khái niệm về Tam giác bếp. Đây là khu vực được sử dụng nhiều nhất bao gồm: (1) Khu vực bồn rửa, (2) Khu vực bếp nấu và (3) Khu vực tủ lạnh.

Hình dung về Tam giác bếp.

Nguồn: byzan Hình dung về Tam giác bếp. Nguồn: byzan

Nguyên tắc thiết kế Tam giác bếp rất đơn giản. Đó là đặt ba khu vực kể trên tương ứng với 3 đỉnh tam giác, ở vị trí sao cho tối ưu cả về thời gian cũng như thuận tiện thực hiện các thao tác trong suốt quá trình sử dụng bếp.

Để thiết kế phòng bếp hoàn hảo về công năng, bất kể căn bếp của bạn được thiết kế theo bố cục như thế nào (chữ I, chữ L, đảo bếp, v…v), bạn cần tránh đặt bất cứ đồ vật nào gây cản trở trong phạm vi Tam giác bếp, cũng như tuân thủ một số lưu ý cơ bản khác dưới đây:

  • Khoảng cách giữa 2 đỉnh của Tam giác cách nhau từ 1,2m – 2,7m
  • Tổng chiều dài 3 cạnh của Tam giác không nên dưới 3m hoặc vượt qua 7.6m. Nếu Tam giác bếp có diện tích quá nhỏ, các thành viên trong gia đình sẽ dễ va chạm trong quá trình sử dụng. Ngược lại nếu diện tích quá lớn, việc nấu nướng sẽ trở nên mất thời gian và gây mệt mỏi.
Tuân thủ nguyên tắc Tam giác bếp.

Nguồn: byzan Tuân thủ nguyên tắc Tam giác bếp. Nguồn: byzan

Một điều cần lưu ý nữa đó là vị trí đặt bồn rửa đôi khi sẽ bị phụ thuộc vào hệ thống ống nước có sẵn bàn giao từ chủ đầu tư. Bởi vậy, nhiều khi do vị trí đặt đường ống, bạn sẽ buộc phải thỏa hiệp đặt bồn rửa tại vị trí không tuân thủ nguyên tắc Tam giác bếp.

Vị trí đặt bồn rửa đúng nguyên tắc Tam giác bếp.

Nguồn: Real Homes Vị trí đặt bồn rửa đúng nguyên tắc Tam giác bếp. Nguồn: Real Homes

Trong trường hợp này, bạn nên cân nhắc tìm kiếm một đơn vị thiết kế phòng bếp có kinh nghiệm để giải quyết, hoặc trong trường hợp xấu nhất: di dời hệ thống ống nước sao cho vị trí bồn rửa được tối ưu. Vì nếu bố trí không khoa học, không tuân thủ nguyên tắc Tam giác bếp, sinh hoạt hàng ngày tại bếp sẽ gặp trở ngại.

Tam giác bếp đúng nguyên tắc thiết kế thông thoáng.

Nguồn: durasupreme Tam giác bếp đúng nguyên tắc thiết kế thông thoáng. Nguồn: durasupreme

Ngoài ra, chúng ta cần lưu ý tới cách thiết kế hệ thống tủ bếp sao cho phù hợp cấu trúc ngôi nhà và mang tới cảm giác thoải mái khi sử dụng. Có một số nguyên tắc cơ bản cần nắm được khi thiết kế tủ bếp:

  • Thông thường, tủ bếp dưới thường được thiết kế với chiều cao từ 800 - 815 mm trong điều kiện không sử dụng máy rửa chén. Tuy nhiên trên thực tế, chúng ta vẫn cần dựa vào chiều cao thực tế của người nội trợ để đưa ra phương án phù hợp, chiều cao tủ dưới thấp hơn khuỷu tay từ 5 đến 10cm là hợp lý.
  • Vị trí các thiết bị cũng cần được xem xét để đặt sao cho phù hợp phong thủy.
Độ cao mặt bếp phù hợp là yếu tố rất quan trọng. Nguồn: Pinterest Độ cao mặt bếp phù hợp là yếu tố rất quan trọng. Nguồn: Pinterest

2. Lãng phí không gian khi thiết kế tủ bếp, ngăn chứa

Với những phát minh hiện đại ngày nay, gần như bạn sẽ có một dụng cụ riêng cho một công đoạn nhất định trong quy trình nấu nướng với mục đích khiến bạn thì “nhàn” hơn còn phòng bếp của bạn thì “chật” hơn bao giờ hết.

Phòng bếp chật chội khi không tận dụng không gian hợp lý. Nguồn: bhg Phòng bếp chật chội khi không tận dụng không gian hợp lý. Nguồn: bhg

Không chỉ số lượng nhiều, những vật dụng này còn có muôn hình vạn trạng hình thù kích thước, chính bởi vậy việc thiết kế phòng bếp, bố trí các không gian tủ bếp, ngăn chứa một cách thông minh, tận dụng không gian là điều bạn cần cân nhắc trước khi bắt tay vào lựa chọn phương án thiết kế.

Có rất nhiều người mắc sai lầm đó là xem nhẹ không gian chứa đồ cần thiết, thay vào đó lại lãng phí các mảng tường, khoảng không trống vì mục đích trang trí. Điều này đặc biệt quan trọng đối với các căn bếp có diện tích nhỏ bởi lẽ nó sẽ khiến căn bếp của bạn vừa lãng phí không gian trống trong khi lại không đảm bảo công năng.

Căn bếp tận dụng tối đa không gian chứa đồ.

Nguồn: The Home Depot Căn bếp tận dụng tối đa không gian chứa đồ. Nguồn: The Home Depot

Nhà bếp của bạn không gian càng nhỏ thì bạn càng nên cân nhắc lắp đặt thiết kế tủ bếp dài và ốp sát trần nhà để tận dụng khoảng trống tối đa chứa đồ. Bên cạnh đó bạn nên tận dụng toàn bộ không gian phía trên tủ lạnh để tránh lãng phí. Đối với các không gian ở tầng cao, bạn có thể dùng để chứa các vật dụng ít dùng hoặc mùa vụ.

Tận dụng không gian phía trên tủ lạnh một cách triệt để.

Nguồn: dghome Tận dụng không gian phía trên tủ lạnh một cách triệt để. Nguồn: dghome

Cuối cùng, đối với tủ bếp dưới, thay vì để các ngăn trống, bạn nên lắp các kệ ngang để tận dụng tối đa khoảng không.

Ứng dụng kệ ngang để tăng diện tích sử dụng.

Nguồn: Pinterest Ứng dụng kệ ngang để tăng diện tích sử dụng. Nguồn: Pinterest

3. Không thiết kế đủ không gian bệ bếp

Dựa trên số liệu thống kê cho thấy, phàn nàn lớn nhất về thiết kế phòng bếp mà các gia đình gặp phải sau khi hoàn thiện thi công đó là không gian bệ bếp không đủ.

Bệ bếp là không gian thường bị bày bừa nhất trong toàn bộ căn phòng, chưa nói tới các vật dụng bạn sẽ đem ra sử dụng khi nấu nướng, chỉ riêng những đồ vật cố định đã khiến diện tích sử dụng của bệ bếp giảm đáng kể.

Thiết kế phòng bếp với bệ bếp rộng rãi, tiện nghi.

Nguồn: residentialproductiononline Thiết kế phòng bếp với bệ bếp rộng rãi, tiện nghi. Nguồn: residentialproductiononline

Để khắc phục vấn đề này, bạn nên xem xét trong quá trình thiết kế phòng bếp để nhằm tăng tối đa chiều rộng của bệ bếp, dĩ nhiên một cách cân đối với cấu trúc toàn bộ căn phòng. Bên cạnh đó, bạn cũng có thể cân nhắc bổ sung thêm 1 quầy ăn sáng hoặc quầy bếp riêng để gia tăng công năng sử dụng khi cần thiết.

Cân nhắc bổ sung quầy ăn sáng bên cạnh bếp chữ L.

Nguồn: Interior Design Ideas Cân nhắc bổ sung quầy ăn sáng bên cạnh bếp chữ L. Nguồn: Interior Design Ideas

Trên đây là 3 sai lầm cần đặc biệt chú ý nhất khi tiến hành thiết kế phòng bếp bởi nó liên quan nhiều tới không gian và công năng của căn phòng. Trong bài viết tiếp theo, dghome sẽ giới thiệu tới các bạn những sai lầm cần tránh khác liên quan tới các yếu tố còn lại như trang trí và thiết bị sử dụng nhé!

Trụ sở chính:
CÔNG TY TNHH PHÁT TRIỂN ĐÔ THỊ MC VIỆT NAM
Tầng 5 Saigon Centre, 65 Lê Lợi, P. Bến Nghé, Q.1, TP.HCM
Giấy chứng nhận Đăng ký kinh doanh số 0316759192
Copyright © 2024 dghome3d.com. All rights reserved.
Cửa hàng trải nghiệm:
S12 - Tầng trệt Tòa S6.03 - The Origami, Vinhomes Grand Park
Nguyễn Xiển, Long Thạnh Mỹ, TP Thủ Đức, TP.HCM
Hotline: 028 777 29 299
Tải ứng dụng trên điện thoại
qr-code-app