- Sự khởi đầu với phong cách thiết kế nội thất năm 1950s
- Thập niên 60s với sự lên ngôi của họa tiết hoa nhí
- Thập niên 70s cùng sự bùng nổ màu sắc và hình khối
- Thập niên 80s và 90s - Ảnh hưởng của phong cách Art Deco
- Kết thúc với phong cách thiết kế nội thất năm 200s - Sự khởi đầu của thế kỷ 21
Phong cách thiết kế nội thất của gia đình WandaVision trong vũ trụ Marvel
Nếu bạn là một fan cứng của vũ trụ Marvel, chắc hẳn bạn sẽ không thấy xa lạ khi nhắc tới series WandaVision. Bỏ qua nội dung hay khỏi bàn với những bàn chiến đấu mãn nhãn, với tuyến thời gian từ những năm 1950s-2000s cho tới mốc thời gian thực tế, đây còn là một series cho thấy sự tiến hóa trong phong cách thiết kế nội thất căn hộ qua từng tập phim!
Hãy cùng dghome khám phá vẻ đẹp của từng Phong cách thiết kế nội thất căn hộ xuất hiện trong series này nhé! Biết đâu một ngày những phong cách này sẽ hot trở lại hoặc bạn bất chợt đau đáu muốn 1 chút hoài cổ retro xinh xắn cho căn nhà của bạn thì sao!
TV Series này được làm theo phong cách phim sitcom với bố trí cấu trúc căn hộ gần như giữ nguyên chỉ thay đổi kết cấu và thiết kế nội thất đặc trưng của từng giai đoạn theo từng năm. Chính vì vậy, bạn sẽ cảm thấy dường như thời gian đang lưu chuyển trên cùng 1 bối cảnh.
Từ đó cũng giúp chúng ta - người xem cảm thấy dễ dàng nhận ra yếu tố thay đổi trào lưu thiết kế nội thất từng thời kỳ.
Sự khởi đầu với phong cách thiết kế nội thất năm 1950s
Tập đầu tiên của Series lấy bối cảnh những năm 1950, với concept sitcom lấy cảm hứng từ các series đình đám của thế kỷ trước là “The Dick Van Dyke Show” và “ I Love Lucy”. Giám đốc thiết kế sản xuất của WandaVision Worthington đã mô phỏng lại nhà bếp của 2 show trên, với chi tiết cửa hậu và cửa chập (shuttle door) hướng mở vào phòng khách.
Trong giai đoạn này, phòng bếp thường bao gồm nhiều thiết bị gia dụng đặc trưng như tủ lạnh nhỏ xinh, lò nướng đôi, máy giặt và máy sấy. Các họa tiết được ưa chuộng trong thời kỳ này chính là các họa tiết trái cây và hoa, sọc ngang hoặc kẻ ca rô cho tới những hình in đặc sắc hơn.
Bên cạnh đó, những chiếc đèn phủ giấy nến hoặc vải in màu cũng là những yếu tố không thể thiếu khi thiết kế nội thất phòng khách. Những chiếc ghế ăn bằng nhựa vinyl, bàn có chân mạ crôm và đồ gỗ dán laminate sắc màu đã trở thành trung tâm của xu hướng thiết kế những năm 1950.
Thập niên 60s với sự lên ngôi của họa tiết hoa nhí
Thiết kế sản xuất trong tập thứ 2 được lấy cảm hứng từ bộ phim “Bewitched”, với cửa sổ kèm bục ngồi gần cửa ra vào, lối vào và lò sưởi ở phía còn lại. Chiếc ghế sofa cùng họa tiết hoa trên giấy dán tường trở thành những điểm nhấn tạo nên tone màu vàng bơ hết sức dịu dàng và ấm cúng.
Khác với thập niên 50s, chất liệu gỗ được cực kỳ ưa chuộng gần như chiếm phần lớn diện tích của căn hộ, từ nội thất cho tới phối cảnh trang trí cho tới cầu thang, ốp trần. Sự kết hợp giữa họa tiết hoa trên nền chất liệu gỗ đem lại một cảm giác vừa sang trọng vừa ấm cúng cho toàn bộ căn hộ.
Phòng bếp cũng có những sự thay đổi rõ ràng đặc biệt là sự hiện đại của các thiết bị. 10 năm là cả một bước đột phá với sự xuất hiện của máy hút mùi, lò nướng, lò vi sóng, v…v Tone màu cam gỗ kết hợp cùng tone xanh dương như một sợi dây liên kết với tập trước ở thập niên 50s một cách tài tình.
Thập niên 70s cùng sự bùng nổ màu sắc và hình khối
Tập 3 và 4 của series là bước nhảy vọt sang thập niên 70s đặc trưng bởi sự ‘bùng nổ màu sắc’ từ mặt tường, nội thất và hệ thống đèn. Các họa tiết sắc nét và chiếm diện tích lớn tạo điểm nhấn thống trị phong cách thiết kế nội thất thời đại này.
Sự đa dạng hơn về vật liệu, dầm trần bằng gỗ, đá và tường gạch lộ thiên cùng với gạch đất nung và sàn gỗ cứng phục hưng nghề thủ công cũng là yếu tố đặc trưng của thập niên 70s.
Bảng màu phong phú với các tông màu đất như gạch, gỉ sắt, vàng cát, vàng bơ, v…v hài hòa với tổng thể vật liệu sử dụng.Bên cạnh đó, thiết kế cầu thang treo, các tấm bình phong ngăn cách, sự xuất hiện thêm của các yếu tố cây cỏ cũng tạo nên nét khác biệt rất lớn với xu hướng thiết kế nội thất có phần đơn điệu của các thập niên trước đó.
Sự kết hợp màu sắc theo color block thay vì phương pháp phối màu cùng tone đơn giản khiến cho căn nhà thập niên 70s rực rỡ sắc màu và cá tính hơn rất nhiều.
Thập niên 80s và 90s - Ảnh hưởng của phong cách Art Deco
Những năm 80 chứng kiến sự thay đổi về xu hướng sử dụng màu sắc trong thiết kế nội thất, thay vì sự bùng nổ màu sắc hơi hướm đậm và bắt mắt của thập niên 70s.
Bị ảnh hưởng bởi các series phim như ‘Family Ties’ và ‘Full House’, đồ nội thất màu xanh lá cây tươi sáng và màu cam đã được thay thế bằng màu sắc trung tính hơn với giấy dán tường họa tiết hoa, vải dệt, kính màu và các tấm thảm lớn.
Sự kết hợp sử dụng tủ gỗ, kệ mở và ghế với khung phi tuyến cùng chất liệu vải tone màu cơ bản thể hiện sức ảnh hưởng của phong cách thiết kế nội thất Art Deco một cách mạnh mẽ.
Thập niên 90s thể hiện trong series WandaVision không có quá nhiều sự khác biệt với thập niên 80s, thậm chí còn lưu giữ vài điểm tương đồng trong thiết kế cầu thang, hay bố trí phòng khách, có chăng sự khác biệt nằm ở sự tiết chế về họa tiết.
Thay vì những họa tiết hoa cùng nhiều chi tiết có phần rườm rà, tone màu trung tính càng được đẩy cao lên trong thập niên 90s. Tổng thể căn hộ có phần tinh tế nhẹ nhàng và đỡ “rối mắt” hơn so với thiết kế của thập niên 80s.
Bên cạnh đó Phong cách thiết kế nội thất Art Deco vẫn có sức ảnh hưởng nhất định trong xu hướng thiết kế thập niên 90s, với những đường nét phá cách mang tính nghệ thuật.
Kết thúc với phong cách thiết kế nội thất năm 200s - Sự khởi đầu của thế kỷ 21
Chào mừng các bạn đến với những năm đầu tiên của thế kỷ 21, phong cách thiết kế nội thất hiện đại lên ngôi với sự tiết chế đường nét tối đa, hơi hướm của xu hướng tối giản Minimalism.
Các đường nét sử dụng chủ yếu khá cơ bản như vuông, tròn, các yếu tố nét thẳng, vuông vức được ưu tiên, thay vì nhiều hình khối phức tạp như những thập niên trước. Sự khác biệt về phong cách thiết kế nội thất cũng phù hợp với tiến trình của bộ phim khi mà Wanda đã bắt đầu nhận ra sự thật về sự ảo tưởng của bản thân mình.
Căn bếp cũng được thiết kế theo phong cách hiện đại, vẫn với chất liệu gỗ nhưng thay vì tập trung vào yếu tố trang trí, sự tiện dụng, tối ưu hóa không gian được đề cao hơn bao giờ hết.
Có thể thấy xuyên suốt series phim WandaVision là sự kết hợp tài tình của nội dung và thiết kế bối cảnh. Sự thay đổi về thiết kế nội thất cả trong và ngoài căn hộ giúp các tình tiết bộ phim được gắn kết nhịp nhàng theo bối cảnh thời gian.
Vừa xem phim vừa lấy cảm hứng thiết kế nội thất cho căn nhà trong mơ của mình, tại sao lại không nhỉ? Nếu không phải là fan của vũ trụ Marvel, bạn có thể tìm đến dòng phim chính kịch cùng concept Đông dương để lấy thêm cảm hứng nhé!