Series thiết kế phù hợp phong thủy: Lễ nhập trạch chung cư và những điều cần lưu ý
Kiến thức nội thất

Series thiết kế phù hợp phong thủy: Lễ nhập trạch chung cư và những điều cần lưu ý

  • Lễ nhập trạch là gì?
  • Các bước chuẩn bị cho lễ nhập trạch
  • 1. Chọn ngày, giờ làm lễ nhập trạch
  • 2. Chuẩn bị mâm cúng
  • 3. Thủ tục lễ nhập trạch
  • Những điều đặc biệt cần tránh khi thực hiện lễ nhập trạch

Series thiết kế phù hợp phong thủy: Lễ nhập trạch chung cư và những điều cần lưu ý

Tiếp nối series, bên cạnh những điều kiêng kỵ phong thủy nhà ở, sau khi hoàn thiện toàn bộ căn bộ, gia chủ sẽ cần làm lễ nhập trạch trước khi về ở chính thức. Nếu bạn còn băn khoăn chưa biết sẽ phải thực hiện nghi lễ này như thế nào thì hãy cùng dghome tìm hiểu về lễ nhập trạch chung cư và những điều cần lưu ý ngay sau đây nhé!

Chuẩn bị bàn thờ sẵn để làm lễ nhập trạch.

Nguồn: dghome Chuẩn bị bàn thờ sẵn để làm lễ nhập trạch. Nguồn: dghome

Lễ nhập trạch là gì?

Lễ nhập trạch hay còn gọi là lễ cúng nhà mới chung cư là một trong những nghi lễ tâm linh được rất nhiều quốc gia trên thế giới áp dụng không chỉ Việt Nam. Nhập trạch theo nghĩa Hán Việt là vào nhà mới. Lễ nhập trạch nói nôm na chính là nghi lễ xin phép thần linh thổ địa cũng như thần linh sinh sống và cai quản tại nhà mới.

Bên cạnh đó, lễ nhập trạch còn có ý nghĩa cầu xin thánh thần và ông bà tổ tiên phù hộ cho gia đình bình an, làm ăn thuận lợi tại ngôi nhà mới của mình.

Lễ nhập trạch cầu mong thuận buồm xuôi gió.

Nguồn: dghome Lễ nhập trạch cầu mong thuận buồm xuôi gió. Nguồn: dghome

Nếu trên pháp luật “dương gian” mua nhà bạn cần đăng ký hộ khẩu thì nói vui theo tâm linh, lễ nhập trạch chính là thủ tục đăng ký hộ khẩu với thần linh, thánh thần theo pháp luật “cõi tâm linh”. Lễ nhập trạch chung cư về cơ bản sẽ tương tự như lễ nhập trạch nhà mặt đất.

Lễ nhập trạch giống như đăng ký hộ khẩu với thần linh thổ địa.  Nguồn: hathanhco Lễ nhập trạch giống như đăng ký hộ khẩu với thần linh thổ địa.  Nguồn: hathanhco

Các bước chuẩn bị cho lễ nhập trạch

1. Chọn ngày, giờ làm lễ nhập trạch

Việc chọn ngày giờ tốt đã trở thành một tín ngưỡng của người Việt Nam. Việc lựa chọn ngày tốt không chỉ giúp cho mọi chuyện được suôn sẻ thuận lợi, mà còn giúp cho gia chủ tránh được vận xui. Chính vì vậy, một nghi lễ quan trọng như lễ nhập trạch sẽ đặc biệt cần chú ý tới việc chọn ngày giờ tốt để cuộc sống tại nhà mới được thuận lợi, hạnh phúc.

Có 3 cách gia chủ có thể lựa chọn để tính toán ngày giờ tốt làm lễ nhập trạch:

  • Cách 1: Theo ngày, giờ Hoàng Đạo – thời điểm ngày đẹp, giờ đẹp trời đất giao hòa đem lại nhiều may mắn. Bạn chỉ cần giở cuốn lịch vạn niên tại nhà sách hoặc đơn giản hơn là tìm kiếm trên mạng Internet những ngày Hoàng đạo trong thời gian mong muốn và lựa trong số đó.
Có thể tra cứu ngày giờ hoàng đạo trên mạng Internet.

Nguồn: lichvannien Có thể tra cứu ngày giờ hoàng đạo trên mạng Internet. Nguồn: lichvannien
  • Cách 2: Theo tuổi của gia chủ (người đứng tên trên sổ đỏ). Đối với cách này gia chủ cần mời thầy về xem hoặc tự đi xem tại các địa chỉ uy tín. Một phương pháp nữa là bạn có thể xem ngày giờ hợp với mình thông qua các ứng dụng phong thủy trên điện thoại.
Nhiều ứng dụng cho phép tính toán phong thủy nhà ở.

Nguồn: homeshappy Nhiều ứng dụng cho phép tính toán phong thủy nhà ở. Nguồn: homeshappy
  • Cách 3: Theo hướng nhà
Xác định ngày giờ làm lễ nhập trạch theo hướng nhà.

Nguồn: Viethome Xác định ngày giờ làm lễ nhập trạch theo hướng nhà. Nguồn: Viethome

Những ngày cần tránh làm lễ nhập trạch:

  • Ngày Tam nương, Sát chủ: Là những ngày đặc biệt xấu đại diện cho sự trễ nải, phá hoại. Nên đặc biệt tránh làm những việc hệ trọng bao gồm cả lễ nhập trạch. Ngày tam nương gồm các ngày 3, 7, 13, 18, 22, 27 và ngày Sát chủ là ngày 5, 14, 23 hàng tháng.
  • Tránh ngày xung với bản mệnh: Ví dụ: người tuổi Quý Tỵ (thuộc hành Thủy) sẽ kị hành Thổ và Hỏa nên phải tránh các ngày Thổ và Hỏa quá vượng bao gồm ngày Quý Tỵ, Quý Hợi, Kỷ Tỵ, Kỷ Hợi, Đinh Tị, Đinh Hợi vì ngày Đinh Tỵ hành hỏa, ngày Kỷ Tỵ, Kỷ Hợi hành Thổ.
  • Tháng 3, 7 âm lịch: 2 ngày lễ lớn liên quan trực tiếp đến người đã khuất là ngày lễ thanh minh (tiết thanh minh), và ngày lễ Vu Lan (tiết Vu Lan), nên rất dễ làm kinh động và bị coi là xúc phạm đến người chết. Do đó không nên làm lễ nhập trạch trong 2 tháng này bất kể là ngày hoàng đạo trong tháng.
Tháng 7 âm lịch là tháng kiêng kỵ theo phong thủy.

Nguồn: dialylacviet Tháng 7 âm lịch là tháng kiêng kỵ theo phong thủy. Nguồn: dialylacviet
  • Tránh các ngày đại hao – ngày xấu dễ mất mát tiền của: Mỗi tháng sẽ có 1 ngày đại hao, các bạn có thể tra cứu các ngày đại hao trong lịch vạn niên năm hoặc trên mạng Internet. Ví dụ như Tháng Giêng tránh tháng Ngọ; Tháng Hai tránh ngày Mùi, v…v
  • Tránh ngày kỵ theo hướng nhà: Có thể hiểu đơn giản, ngôi nhà của gia chủ ở hướng nào và nhìn về hướng nào thì nó sẽ thuộc hành của hướng đó. Khi đó, gia chủ phải tránh làm lễ nhập trạch vào những ngày có hành vượng khắc với hành của ngôi nhà. Ví dụ, nhà hướng Tây, nhìn về hướng Đông thuộc hành Mộc, phải tránh ngày Kim quá vượng.
Thực hiện lễ nhập trạch vào ngày đẹp giúp mọi sự thuận lợi.

Nguồn: taxitaigiare Thực hiện lễ nhập trạch vào ngày đẹp giúp mọi sự thuận lợi. Nguồn: taxitaigiare

2. Chuẩn bị mâm cúng

Để chuẩn bị cho lễ cúng nhập trạch nhà chung cư gia chủ cần chuẩn bị đồ lễ cơ bản như sau:

  • Mâm Ngũ quả (5 loại quả)
  • Hoa tươi
  • Nhang (hương)
  • Một cặp nến cốc
  • Một bộ Tam sên – bộ lễ vật gồm 3 loài vật tượng trưng cho Thổ - Thủy - Thiên (tôm/cua/thịt/trứng vịt mỗi thứ chuẩn bị 1 con/miếng/quả)
  • Một đĩa xôi
  • Một con gà luộc
  • Ba miếng trầu cau têm sẵn
  • Một đĩa muối gạo
  • Ba lọ muối – gạo – rượu. Và trà – Rượu – Nước mỗi thứ 3 lọ
  • Bộ vàng mã bao gồm: 6 con ngựa đa màu sắc, mũ kiếm, giày, quần áo. Mũ áo quan, tào quan, giấy tiền, vàng lá, nến mỗi thứ 5 tập. Các vật dụng này cần được đặt tại hướng tương ứng là Nam – Tây – giữa nhà – bắc – đông.
Mâm cúng lễ nhập trạch tươm tất.

Nguồn: thietkethiconnhadep Mâm cúng lễ nhập trạch tươm tất. Nguồn: thietkethiconnhadep

3. Thủ tục lễ nhập trạch

  • Bước 1: Chủ nhà đốt một lò than nhỏ và đặt ngay tại cửa ra vào.
  • Bước 2: Bày đồ cúng lên mâm, sắp xếp cho đẹp mắt rồi chuẩn bị mọi thứ sẵn sàng để tiến hành việc thực hiện lễ nhập trạch;
  • Bước 3: Chủ nhà chủ động bước qua lò than đầu tiên (bước chân trái trước, chân phải sau). Tay gia chủ cầm theo bát hương và bài vị gia tiên.
  • Bước 4: Các thành viên còn lại trong gia đình lần lượt bước qua lò than và cầm theo những đồ vật may mắn như tiền, hoa...
  • Bước 5: Việc đầu tiên khi gia chủ bước vào nhà là khai thông khí, đánh thức ngôi nhà bằng cách bật tất cả điện và mở mọi cánh cửa đón nhận may mắn tài lộc.
  • Bước 6: Sắp xếp lại bàn thờ gia tiên, bàn thờ thần tài và bàn thờ thổ địa. Sau đó, bày mâm lễ nhập trạch ở giữa nhà, hướng về phía phù hợp mệnh tuổi của chủ nhà.
  • Bước 7: Chủ nhà thắp nhang và đọc văn khấn, những người còn lại nên chắp tay thành tâm.
  • Bước 8: Sau khi tiến hành đọc văn khấn, chủ nhà bật bếp, nấu nước phà trà. Theo quan niệm phong thủy, việc pha trà nấu nước có ý nghĩa khai hỏa, tạo ra sinh khí cũng như sức sống cho ngôi nhà mới.
  • Bước 9: Tiến hành hóa tiền vàng, lấy rượu rưới lên tàn tro.
  • Bước 10: Đặt 3 hũ muối, gạo, nước để đặt vào bàn thờ ông Công ông Táo – biểu trưng cho sự đầm ấm, no đủ.
  • Bước 11: Kết thúc buổi lễ nhập trạch tiến hành mang lễ vật vào trong.
Mở cửa ban công sau lễ nhập trạch đón tài lộc.

Nguồn: hipcouch Mở cửa ban công sau lễ nhập trạch đón tài lộc. Nguồn: hipcouch

Những điều đặc biệt cần tránh khi thực hiện lễ nhập trạch

  • Không chuyển về nhà mới vào ban đêm
  • Không được bỏ lỡ giờ tốt để thắp hương làm lễ nhập trạch
  • Phụ nữ mang thai hoặc người sinh năm hổ không nên tham gia vào quá trinh dọn dẹp nhà
  • Trong trường hợp gia chủ chỉ lấy ngày nhập trạch tốt với mệnh tuổi mà chưa chính thức ở ngay. Nếu vậy nhất thiết cần ngủ lại qua đêm tại ngôi nhà mới mới được tính là hoàn thành lễ nhập trạch.
  • Tuyệt đối không được làm đổ vỡ trong quá trình chuyển nhà
  • Không cãi vã và xích mích trong ngày trọng đại này
  • Tuyệt đối không được đi tay không vào nhà mới, cũng không được đem đồ vật như: chổi cũ, bếp cũ vào nhà
  • Không đón khách ngày làm lễ nhập trạch để tránh làm kinh động tổ tiên.
Ngủ tại nhà mới 1 đêm để hoàn thành lễ nhập trạch.

Nguồn: Apartment Therapy Ngủ tại nhà mới 1 đêm để hoàn thành lễ nhập trạch. Nguồn: Apartment Therapy

Trên đây là đôi nét về lễ nhập trạch và những điều cần lưu ý trước khi chuyển tới sống tại căn hộ mới, các bạn hãy lưu ý để có một khởi đầu mới thật hạnh phúc may mắn tại căn hộ trong mơ của mình nhé! Cùng theo dõi blog dghome để cập nhật thêm nhiều kiến thức nội thất nha.

Trụ sở chính:
CÔNG TY TNHH PHÁT TRIỂN ĐÔ THỊ MC VIỆT NAM
Tầng 5 Saigon Centre, 65 Lê Lợi, P. Bến Nghé, Q.1, TP.HCM
Giấy chứng nhận Đăng ký kinh doanh số 0316759192
Copyright © 2024 dghome3d.com. All rights reserved.
Cửa hàng trải nghiệm:
S12 - Tầng trệt Tòa S6.03 - The Origami, Vinhomes Grand Park
Nguyễn Xiển, Long Thạnh Mỹ, TP Thủ Đức, TP.HCM
Hotline: 028 777 29 299
Tải ứng dụng trên điện thoại
qr-code-app