Thiết kế nội thất phong cách nhiệt đới - Đem thiên nhiên vào ngôi nhà Việt
Kiến thức nội thất

Thiết kế nội thất phong cách nhiệt đới - Đem thiên nhiên vào ngôi nhà Việt

#Thiết kế nội thất #Phong cách thiết kế
  • 1. Phong cách nhiệt đới (tropical) là gì?
  • 2. Những đặc điểm chính của phong cách nhiệt đới
  • 2.1. Màu sắc
  • 2.2. Chất liệu
  • 2.3. Sử dụng cây xanh
  • 2.4. Họa tiết trang trí
  • 2.5. Ánh sáng

Thiết kế nội thất phong cách nhiệt đới - Đem thiên nhiên vào ngôi nhà Việt

Mỗi phong cách thiết kế nội thất ra đời đều lấy cảm hứng từ một điều gì đó trong tự nhiên, cuộc sống.

Nếu như phong cách thiết kế công nghiệp (industrial) lấy cảm hứng từ những xưởng máy, nhà kho cũ thời kỳ cách mạng công nghiệp châu Âu lần thứ hai, phong cách tối giản (minimalism) là sự học hỏi tính đơn giản, gọn gàng của con người xứ Nhật Bản, thì phong cách nhiệt đới lấy cảm hứng từ những quốc gia xích đạo nhiệt đới.

Một kiến trúc theo phong cách nhiệt đới.

Nguồn: happho.com Một kiến trúc theo phong cách nhiệt đới. Nguồn: happho.com

Nếu bạn là người yêu thích những gì thuộc về thiên nhiên, thì phong cách thiết kế nội thất nhiệt đới (phong cách tropical) là kiểu trang trí không thể bỏ qua. Đây là kiểu thiết kế được sử dụng rất nhiều, không những cho nhà cửa, mà còn ở những quán cafe, hay thậm chí những homestay gần những vùng nắng gió.

dghome sẽ đưa bạn tìm hiểu về phong cách này qua bài viết dưới đây nhé.

Một nhà hàng “ẩn mình” trong rừng cây nhiệt đới.

Nguồn: restaurantinteriordesign.eu Một nhà hàng “ẩn mình” trong rừng cây nhiệt đới. Nguồn: restaurantinteriordesign.eu

1. Phong cách nhiệt đới (tropical) là gì?

Đúng như tên gọi, phong cách tropical là kiểu thiết kế sử dụng những đồ đạc trang trí mang đậm nét của khu vực nhiệt đới, của cỏ cây, nắng, gió, …

Theo phong cách thiết kế nhà cửa này, bạn sẽ cảm thấy mình như lạc vào khu vườn nhiệt đới nhẹ nhàng, thoáng đãng với màu xanh bất tận của cây cối; hoặc lạc vào màu xanh dương của biển xanh, cát trắng và mây trời. Những căn nhà mang phong cách này thường đem đến cảm giác bình yên, tĩnh lặng của thiên nhiên.

Một căn biệt thự tại vùng “nhiệt đới Một căn biệt thự tại vùng “nhiệt đới" đầy xa xỉ. Nguồn: architecturesstyle.com

Nếu bạn cảm thấy tò mò và muốn thử biến không gian ở của mình theo âm hưởng này, thì có một số lưu ý về đặc trưng của phong cách mà bạn không thể bỏ qua.

2. Những đặc điểm chính của phong cách nhiệt đới

2.1. Màu sắc

Sử dụng một tới hai tông màu chủ đạo cho không gian là một trong những đặc trưng nổi bật của thiết kế nội thất hiện nay. Nếu gam màu trắng là đặc trưng của phong cách Bắc Âu, gam màu trầm thể hiện phong cách công nghiệp, thì gam màu xanh là tông màu chủ đạo của phong cách nhiệt đới.

Một số gam màu chủ đạo của phong cách nhiệt đới.

Nguồn: tropicaland.vn Một số gam màu chủ đạo của phong cách nhiệt đới. Nguồn: tropicaland.vn

Đó có thể là sắc xanh của cây, của lá, hoặc màu xanh của biển cả, của bầu trời. Tùy theo tổng thể của căn nhà cũng như sở thích của bạn mà các kiến trúc sư sẽ căn chỉnh độ đậm, nhạt của sắc độ sao cho phù hợp và bắt mắt nhất.

Phong cách này cũng có thể mang hơi hướng “biển Phong cách này cũng có thể mang hơi hướng “biển". Nguồn: onekingslane.com

Thiết kế nhà phong cách tropical ở các quốc gia khác nhau cũng có sự khác biệt nhằm phù hợp với tinh thần văn hóa, khí hậu và thói quen sinh hoạt của con người nơi đó.

Ở Việt Nam, do thuộc miền khí hậu nhiệt đới gió mùa đặc trưng, nên phong cách này cũng được biến tấu một chút. Ngoài gam màu xanh đặc trưng, bạn có thể “phối trộn” với một số mảng màu khác như đỏ, vàng, nâu đất,...

Màu xanh mát kết hợp với nội thất màu vàng, cam nổi bật.

Nguồn: co-home.vn Màu xanh mát kết hợp với nội thất màu vàng, cam nổi bật. Nguồn: co-home.vn

2.2. Chất liệu

Chất liệu sử dụng trong phong cách tropical khá đa dạng. Gỗ đương nhiên vẫn là vật liệu chính thể hiện nét tự nhiên, kế đến là những loại vật liệu khác như vải, lụa, mây tre đan, cỏ biển, … Những vật liệu này không chỉ đem lại nhiều tiện ích khi sử dụng mà còn mang lại hiệu quả thẩm mỹ cao, giúp không gian thêm gần gũi, ấn tượng.

Mây, tre, cói tạo nên đồ vật phong cách tropical.

Nguồn: toradecor.com Mây, tre, cói tạo nên đồ vật phong cách tropical. Nguồn: toradecor.com

Ví dụ, sofa thay vì bọc chất liệu da thì sẽ dùng vải sợi, hoặc một số gia đình có thể thay sofa bằng bộ bàn ghế mây tre đan mang đậm nét Việt Nam. Mây tre là vật liệu thiên nhiên thân thiện với môi trường và phổ biến ở các nước nhiệt đới, thể hiện sự mộc mạc, giản dị.

Sofa kết hợp mây tre và nệm vải.

Nguồn: thehawaiianhome.com Sofa kết hợp mây tre và nệm vải. Nguồn: thehawaiianhome.com

2.3. Sử dụng cây xanh

Cây cảnh là yếu tố không thể thiếu khi chọn theo phong cách nhiệt đới, vì cây xanh chính là linh hồn tạo nên phong cách này. Bạn có thể thiết kế một góc trang trí nhỏ để mô phỏng khu vườn nhiệt đới mini, nếu nhà bạn có diện tích rộng rãi.

Nếu có thể bố trí thì các loại cây thuộc miền nhiệt đới như cây dừa, cây cọ, cây chuối cảnh là lựa chọn tuyệt vời nhất cho phong cách này.

Căn phòng như một vườn nhiệt đới nhỏ xinh.

Nguồn: curatedinterior.com Căn phòng như một vườn nhiệt đới nhỏ xinh. Nguồn: curatedinterior.com

Nếu bạn không thể tìm và bài trí những loại cây đặc biệt trên, thì bạn cũng có thể dùng các loại cây thông thường khác và đặt chúng trong bất kỳ không gian nào mà bạn muốn, từ phòng khách, phòng bếp, ban công cho đến phòng ngủ.

Đối với phòng ngủ, chỉ một lưu ý nhỏ là bạn đừng đặt nhiều cây to nhé, vì việc thải khí carbonic của cây có thể ảnh hưởng đến giấc ngủ của bạn.

Nếu bạn là người quá bận rộn để có thể chăm sóc cây, cũng không cần lo lắng. Các loại cây giả hoặc họa tiết trang trí hình cây dừa, lá cọ, … sẽ là trợ thủ đắc lực cho bạn trong trường hợp này.

Cây giả và gối ôm hoa văn cây cọ.

Nguồn: houzz.com Cây giả và gối ôm hoa văn cây cọ. Nguồn: houzz.com

2.4. Họa tiết trang trí

Nếu những đặc trưng lớn như chất liệu, màu sắc đóng vai trò như một bộ khung để thể hiện vẻ đẹp tổng thể của phong cách nhiệt đới, thì những chi tiết trang trí nhỏ lại giúp tổng thể trở nên hoàn thiện và sắc sảo hơn.

Mỗi chi tiết nhỏ đều có thể đem lại hiệu ứng nhiệt đới.

Nguồn: decoist.com Mỗi chi tiết nhỏ đều có thể đem lại hiệu ứng nhiệt đới. Nguồn: decoist.com

Đồ decor bắt mắt mà bạn có thể sử dụng bao gồm: những loài chim bên cạnh những cây xanh, những loài bò sát thường xuất hiện trong các khu rừng; hoặc đơn giản một chiếc võng cạnh hàng dừa bên bãi biển, hay họa tiết mái chèo, vỏ sò, san hô, … Mỗi một chi tiết nhỏ khi kết hợp lại với nhau sẽ tạo thành bức tranh ấn tượng.

Hoạ tiết bắt mắt mang tone màu xanh nhiệt đới.

Nguồn: housebeautiful.com Hoạ tiết bắt mắt mang tone màu xanh nhiệt đới. Nguồn: housebeautiful.com

2.5. Ánh sáng

Tổng thể căn phòng dù có đẹp đến mấy nhưng nếu thiếu đi yếu tố ánh sáng sẽ khó ra được “chất” của phong cách tropical, vì nó thiếu đi mất cái nắng và gió miền nhiệt đới. Nếu bạn sở hữu nhà đất có diện tích rộng, bạn có thể xây thêm một mảnh sân nhỏ hoặc giếng trời trong nhà để tạo thành vườn nhiệt đới mini.

Mảnh sân nhỏ với cây cối và hoa lá.

Nguồn: bhg.com.au Mảnh sân nhỏ với cây cối và hoa lá. Nguồn: bhg.com.au

Nhưng đa phần chung cư thì không có được lợi thế diện tích. Vì vậy, bạn hãy tận dụng khu vực cửa sổ và dùng cửa kính lớn để kết nối không gian bên ngoài vào trong nhà nhé. Dùng rèm vải in họa tiết nhiệt đới hoặc rèm gỗ mảnh, sẽ làm tăng thêm tính thẩm mỹ cho khu vực này.

Tận dụng tối đa ánh sáng tự nhiên.

Nguồn: homebnc.com Tận dụng tối đa ánh sáng tự nhiên. Nguồn: homebnc.com

Khi quá trình công nghiệp hóa diễn ra nhanh chóng trong cuộc sống hiện đại, con người bị “ngợp” bởi những tòa cao ốc, khói bụi thì người ta càng muốn tìm đến những mảng xanh thiên nhiên để tinh thần được thư thái hơn. Phong cách tropical xuất hiện như một giải pháp để bạn cảm nhận được sự bình yên, thư thái trong tâm hồn.

Mảng xanh của phong cách tropical sẽ đem đến sự thư thái.

Nguồn: thehoneycombers.com Mảng xanh của phong cách tropical sẽ đem đến sự thư thái. Nguồn: thehoneycombers.com

Tại dghome, chúng tôi cũng thường chia sẻ và cập nhật những xu hướng thiết kế mới. Bạn hãy follow blog nội thất của chúng tôi để cùng xem những bài viết về kiến thức cũng như cảm hứng nội thất nhé.

#Thiết kế nội thất #Phong cách thiết kế